Quốc Gia Hành
Chánh    >> Home


Chỉ Một Chữ Thầy

        Chúng tôi hẹn nhau sáng ngày thứ tư cũng c̣n trong Giêng ngày Tết để đến thăm ông cụ. Tuy hơi muộn nhưng vẫn c̣n hơn không. Thực ra ở bên nầy những ngày cuối tuần mới tiện các việc đi lại hay tham dự vào các lễ lạc. Lâu dần thành quen. Làm ǵ hay kỷ niệm ǵ cũng đợi vào những ngày cuối tuần. Nhưng hôm nay chúng tôi chọn ngày thứ tư là v́ anh em muốn đến càng sớm càng tốt v́ cụ năm nay đă 97 tuổi rồi mà chúng tôi cũng chỉ mới biết nhà cụ lúc gần đây thôi. Qua anh con rể của cụ.

        Trời trong nắng rơ, đường phố xe cộ dập d́u, không thấy một bóng người đi bộ. Tôi t́m chỗ đậu xe bên lề đường hơi xa nhà cụ một đỗi. Đi dọc theo vỉa hè dưới những tàng cây lớn, bóng mát lan tỏa ra tới tận ngoài đường. Cảm giác thật rộn vui đầy phấn khích.

        Anh Hiếu ra tận ngơ đón chúng tôi lần lượt kẻ sớm người muộn vào bên trong. Nhà bày biện đơn sơ. Ngay lối vào bên phải sát cửa sổ là cây dương cầm màu gụ đen bóng loáng, phía trên thấy có một bản nhạc c̣n mở ra để nguyên như vậy trên giá. Tôi sững sờ bước đi chậm lại, hơi rón rén khi nh́n thấy cụ đang nằm nghiêng quay mặt ra phía ngoài trên chiếc ghế salon dài bằng da màu đen. Anh Hiếu bảo: - Ông cụ chỉ vừa chợp mắt.

        Quanh pḥng khách chỉ thấy treo mấy bức tranh vẽ chân dung các cô chú c̣n nhỏ, con của cụ. Giữa nhà, cạnh bộ ghế salon là một cái bàn nhỏ trên chưng mấy bức h́nh của gia đ́nh trong đó có ảnh chân dung của cụ với lời ghi chú nhỏ không đọc được. Để không làm mất giấc của cụ, chúng tôi đi thẳng đến bàn ăn đặt giữa pḥng ở phía nhà sau. Trên bàn trải khăn trắng đă bày biện sẵn chén bát muỗng đĩa và một số thức ăn nguội trông rất gọn gàng, đẹp mắt.

        Yên vị chỗ ngồi quay lưng ra sân sau, mắt hướng về pḥng khách tôi nh́n cụ chăm chú, gương mặt thật thanh thản. Trước đây đă từng quen nh́n cụ luôn luôn qua đôi kính trắng có nụ cười hiền lành. Nay nh́n h́nh ảnh bất động hết sức b́nh dị của một cụ già gần trăm tuổi đang ngủ, bất chợt trong ḷng tôi dâng trào lên một niềm xúc cảm sâu lắng. Có phải chăng đây là một nhân vật lừng danh trên văn đàn miền Nam Việt Nam ở thế kỷ thứ 20. Một nhà mô phạm đáng kính, nhân hậu đối với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trước đây ở Sài G̣n. Là người đă đoạt giải nhất giải Văn Học Toàn Quốc cách nay hơn 60 năm về trước.

        Chị Liên con gái thứ của cụ mặc tạp dề h́nh bông tím nhỏ đang lui cui, xăng xái bên bếp để chuẩn bị bữa cơm khách. Đặc biệt chỉ gồm các món ăn thuần túy miền Bắc. Chị Liên nói vậy. Đậu phụ chiên ḍn chấm tương Bắc. Chả trứng rán mỏng vừa khuôn đĩa nhỏ. Hai đĩa rau củ luộc và canh dưa chua. Vậy thôi. Đúng nghĩa là bữa cơm gia đ́nh theo như lời mời từ tuần trước. Khi mọi người đă tề tựu đầy đủ, đến lúc đó anh Hiếu mới đến lay cụ dậy. Mời bố xơi cơm.

        Cụ mặc chiếc áo ấm loại trấn thủ dài tay màu xám. “Bố luôn thích mặc chiếc áo nầy kể từ ngày về thăm làng Cót.” Anh Hiếu cho biết. Cụ bảo tên chữ của làng là Hạ Yên Quyết, Hà Đông. Sở dĩ có Hạ là v́ c̣n có làng Thượng ở phía trên. Sau khi chào hết thảy mọi người cụ ngồi xuống ở đầu bàn phía gần bếp để cho cô con gái giúp bố gắp thức ăn hoặc cắt nhỏ vừa miếng ăn cho bố.

        Khách chúng tôi nói chuyện râm ran. Cụ vẫn tự nhiên ăn cơm trắng với thức ăn một cách b́nh thường. Không kiêng cử ǵ cả. Không có nói chuyện nhiều. Chỉ khi nào cô con gái hỏi th́ cụ mới trả lời. Ngoài anh chị Hiếu-Liên, trong gia đ́nh c̣n có người em gái của cụ cùng ăn chung với chúng tôi. Hai anh em dắt díu nhau vào Nam năm 1954 và luôn sống cận kề nhau từ đó cho đến nay. Lúc ở Việt Nam cũng như khi sang đến Mỹ.

        Gần xong bữa. Cụ vẫn ngồi đấy vừa ăn món tráng miệng mà cụ ưa thích “tàu hủ, nước  đường gừng” vừa bắt đầu chuyện văn với chúng tôi. Khi th́ trả lời những câu hỏi ṭ ṃ khi th́ cụ chợt nhớ tới đâu nói tới đó. Giọng nói c̣n to, rơ ràng và khỏe mạnh. Điều đặc biệt là câu chuyện cụ kể hay nói đều có thứ tự, lớp lang và khúc chiết. Thỉnh thoảng cụ c̣n đọc những bài thơ hay nói những giai thoại về Nhạc phụ của ḿnh là Thi sĩ trào phúng Tú Mỡ, Hồ Trọng Hiếu. Đặc biệt là những câu thơ ghép theo vần tên của các con. “Các cụ ngày xưa đông con” nhỉ.

        Cho đến tuổi nầy rồi cụ vẫn c̣n làm việc. Không viết được, không c̣n nghe rơ và cũng không có giờ giấc nhất định cụ luôn mang theo máy thu âm đặt bên trong túi cứ nhớ đến đâu hay nghĩ ǵ cứ nói tự nhiên một ḿnh. Sau đó chị Liên sẽ đánh máy lại và in ra. Cụ vẫn thường hay nói “dạy học là nghề, viết văn là nghiệp.”

        Hôm ấy, bốn anh em chúng tôi đă từng quen biết và tiếp xúc với cụ trước đây qua môi trường Đại học. Sau khi du học ở Mỹ về cụ phụ trách giảng dạy ở ba trường Đại học Văn khoa, Vạn Hạnh và Sư Phạm Sài G̣n. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với cụ là ở trường Đại Học Vạn Hạnh khi tôi tham dự Đại Hội Sinh Viên Phật Tử toàn quốc năm 1971.

        Trong suốt buổi nói chuyện, chúng tôi thường hay đặt các câu hỏi thuộc loại ṭ ṃ nhất. Y như rằng là không c̣n có dịp nào để biết được nữa. Những câu hỏi đều liên quan đến những năm tháng tù đày của cụ. Thế mà cụ vẫn thản nhiên trả lời không tỏ vẻ ǵ ngại ngùng về những câu chuyện như vậy. “Có khổ, nhưng cũng có cơ hội được sống trải qua một cuộc đời như thế.” Cụ bị bắt trong chiến dịch truy lùng của Cộng sản năm 1976, bị gán cho là những tên “Biệt kích Văn Học.” Bốn năm sau cụ được thả ra cũng là lúc cụ đă hoàn thành một tác phẩm được gởi ra nước ngoài và xuất bản tại Pháp.

        Tháng 5 năm 1984 cụ bị bắt lại và lần nầy Cộng Sản kết án tù 10 năm. Lúc ấy cụ đă ngoài 60. Không ai hy vọng là cụ c̣n sống để thụ án. Có một giai thoại trong tù là ngoài công việc lao động hằng ngày của trại. Buổi tối nào cụ cũng ngồi thiền. Tiếng đồn ra ngoài đến độ cán bộ trại cũng tránh không gọi cụ khi cụ nhập thiền. Cụ nói không phải vậy. Nếu thông hiểu được nguyên lư “Thiền” th́ không phải chỉ ngồi mới thiền. Ngay cả khi đang làm bất cứ việc ǵ hay sinh hoạt ở bất cứ chỗ nào ḿnh cũng có thể “Vào Thiền” được.

        Và rồi cụ cũng sống sót để trở về. Đến năm 1995 cụ được người con trai bảo lănh đoàn tụ sang Mỹ định cư cụ vẫn tiếp tục viết và sau đó xuất bản liên tục ba  quyển truyện dài. Cuốn sau cùng đúng vào năm cụ 74 tuổi. Nghiệp văn là như thế. Văn phong đă đổi mới tuyệt vời sau khi đă ngụp lặn mấy mươi năm trong bể khổ trầm luân.

        Tiếp theo câu chuyện, anh Thái là người đă đưa cụ về những năm tháng tươi đẹp nhất của đời người …  Năm 22 tuổi cụ cũng là một trí thức yêu nước tham gia vào phong trào Việt Minh kháng chiến chống Pháp giành độc lập cho nước nhà, nhưng sau đó được vài năm cụ đă nh́n thấy sự sai lầm, tàn ác của những người Cộng Sản nên cụ đă từ bỏ hàng ngũ Việt Minh để trở về thành và hoạt động trong lănh vực giáo dục đồng thời cũng bắt đầu từ đó chọn một con đường mới phục vụ đất nước, nhân quần. Bắt đầu viết văn và làm báo sau khi di cư vào Nam. Cụ đă thành lâp nhà xuất bản Sáng Tạo và phát hành một tạp chí văn nghệ cùng tên qui tụ những nhà văn, nhà báo nổi danh thời bấy giờ. Cụ thường nhắc nhở đến 7 người trụ cốt lúc ấy gọi là “Thất Tinh” gồm Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh và Ngọc Dũng.

        Để chuyển đổi đế tài đến phiên anh Tiến th́ toàn là hỏi về chuyện văn chương chữ nghĩa. Cụ tiết lộ ngoài bút hiệu cũng là tên thật, lúc mới bắt đầu sáng tác cụ đă chọn bút hiệu là Tô Giang Khánh nghe giống như nhân vật kiếm hiệp nhưng thật ra v́ rất yêu mến con sông Tô Lịch ở Hà Nội nên cụ mới lấy bút hiệu như thế để nhớ về những kỷ niệm ở nơi ấy. Đối với cụ mỗi giai đoạn sáng tác là một hành tŕnh sống và chiêm nghiệm trải dài theo những biến đổi của đất nước. Bây giờ đến tuổi nầy rồi chỉ c̣n nhớ lại chuyện cũ thôi. Cho nên truyện dài “Cỏ Đùm” có thể sẽ đóng lại sự nghiệp văn chương của cụ.

        Trước khi xong buổi cơm trưa tôi mạo muội nhắc lại một vài kỷ niệm xưa, may ra cụ c̣n nhớ lúc cụ c̣n dạy ở Đại học Vạn Hạnh. Rất tiếc cụ đă quên hết. Chỉ có môt điều duy nhất cụ c̣n nhớ là hồi ấy sinh hoạt văn học nghệ thuật ở đấy rất là sôi nổi tràn đầy sinh khí mang lại một luồng gió mới cho miền Nam Việt Nam.

        Trời đă xế bóng từ lâu, mọi người măi mê tṛ chuyện quên cả ngày giờ. Đến khi cô em của cụ đứng lên xin phép về trước anh em mới trực nhớ bèn đứng lên chào từ biệt cô em và mọi người xin cụ nói ít lời để kỷ niệm buổi gặp gỡ hôm nay. Với dáng vẻ xúc đông cụ quay nh́n chúng tôi một lượt và trong ánh mắt đầy yêu thương, cụ trầm giọng bảo “Hăy sống thanh bạch và làm lành” như đă từng bảo với các con của cụ như thế.

        Khi chuẩn bị lên pḥng khách chụp h́nh trước khi từ giả ra về, tôi ra đứng sau lưng ghế của cụ, chỗ ngồi dùng cơm hằng ngày, và chuẩn bị nắm tay cụ để chậm bước đi. T́nh cờ nh́n thẳng vào bức tường đối diện trước mặt, phía trên treo một bức tranh sơn mài vẽ theo h́nh lập thể gần giống như tàng cây cổ thụ, màu sắc vàng óng ánh, bên góc trái của bức tranh có hàng chữ nhỏ đề tên tác giả Doăn Quốc Vinh. Phía dưới bức tranh là một tấm lịch lớn treo tường có in hình bìa cảnh Hồ Gươm, Hà Nội thật đẹp.

        Trần Bạch Thu