Home

Trang Chính

Bản Tin

Sinh Hoạt

Tham Luận

Hoài Băo Quê Hương

Văn Học Nghệ Thuật

Thư Tín

Bài vở xin gửi về địa chỉ sau đây:
3108 E. Sawyer St.
Long Beach, CA 90805

                                                                  

 

LẦN ĐẦU HÁT LẠI QUỐC CA

Nầy công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi
Đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống
V́ tương lai Quốc dân, cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền

………………….

Công dân ơi mau hiến thân dưới cờ
Công dân ơi mau làm cho cơi bờ
Thoát cơn tàn phá
Vẻ vang ṇi giống
Xứng danh ngàn năm gịng giống Lạc Hồng 

“Quốc ca Việt Nam” là bài nhạc mở đầu cho một cuốn băng những bản hùng ca thời chiến. Tôi thường t́m đến băng nhạc này mỗi khi ḷng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu. Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn c̣n vang dội những bước chân hiên ngang, nhịp nhàng, dáng vấp kiêu hùng, của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, những anh hùng của thời đại chúng tôi. Băng nhạc này do một cựu Đại tá Việt Nam Cộng Ḥa đă t́m thâu lại những bản nhạc của Cục Chính Huấn và gửi tặng, khi ông biết tôi rất nhớ những bản hùng ca ngày cũ. Đă bao nhiêu năm rồi, tôi vẫn giữ ǵn nó như một món quà quí, và đă sang lại thêm băng thứ hai để cất giữ, pḥng khi băng hư hoặc lạc mất.

Sống trên quê hương mới, thỉnh thoảng đi dự những buổi lễ hay những buổi họp mặt cộng đồng của người Việt, tôi có dịp hát lại bài Quốc Ca Việt Nam. Mỗi lần cất tiếng hát, trong cảnh trang nghiêm của lá cờ vàng ba sọc đỏ, ḷng tôi lại rưng niềm cảm xúc. Bài hát này tôi đă hát biết bao lần, dưới lá cờ thiêng liêng trên đất nước ḿnh, từ thuở bé thơ khi chưa hiểu đủ nghĩa lời ca, cho đến dài theo tháng năm của tuổi lớn lên, vào đời, mà mỗi khi hát, nghe mỗi lời ca rộn ràng xao động từ trong tâm thức. Từ khi Sài G̣n bị đổi tên, bài Quốc Ca Việt Nam không c̣n được hát nữa. Gần mười năm sau cuộc đổi đời, với bao cố gắng miệt mài theo đuổi mục đích chính của ḿnh, cuối cùng tôi cũng đă đến được bến bờ tự do. Và nơi đây, trong trại tị nạn trên đất Thái, lần đầu tôi đă hát lại bài quốc ca Việt Nam dưới lá cờ vàng với những ḍng nước mắt trong niềm cảm xúc dạt dào.

         … …

Rồi cái ngày mà chúng tôi trông đợi cũng đă đến. Mười giờ sáng, tất cả khoảng chín mươi người, đươc tập trung lại, hàng một, nối đuôi nhau đứng dài sau cổng trại.  Đây là trại chuyển tiếp thứ hai của nhóm chúng tôi, nơi dành cho những người vượt biển, đă không may tắp vào đất Thái.  Nắng tháng ba trong vắt, sóng biển nhấp nhô theo làn gió nhẹ, mây trời cùng sóng nước xanh ngắt một màu. Mặt biển SongKhla sáng nay mang đầy vẻ b́nh yên, hiền ḥa, không mang sắc nét của biển trong những ngày thiên nhiên giao động, trở ḿnh. Nhưng cũng đâu biết được, có thể bên sâu dưới mặt nước êm đềm kia, đang có những đợt sóng ngầm mạnh mẽ, chờ đợi thời khắc để thả tung niềm phẩn nộ.

Trên bờ biển này, nơi tảng đá kia, hơn một tháng nay, tôi vẫn thường ngồi đó, chờ mặt trời lên mỗi sớm mai, ngắm buổi chiều tàn khi vầng dương dần ch́m bên kia đỉnh núi. Đó là hạnh phúc nhỏ nhoi của tôi trong những ngày dài chờ đợi nơi đây. Ḷng chợt nghe bùi ngùi cảm xúc, khi nghĩ đến lúc phải chia tay với nơi chốn tạm dừng chân này, dù chỉ hơn một tháng trời ngắn ngủi.

            Hai nhân viên người Thái, súng lủng lẳng bên hông, cẩn thận kiểm điểm lại số người, ra hiệu cho chúng tôi tiến về bốn chiếc xe GMC chờ sẳn.  Tôi đảo mắt thêm một ṿng, ngắm vội thêm phút cuối cái đẹp thơ mộng trên bờ biển này, một trại chuyển tiếp trên bước đường tị nạn của tôi. Xa xa, mấy thân dừa lả ngọn, đong đưa những cành lá xanh mướt như vẫy chào chia biệt.

Chỗ ngồi đă ổn định, tấm bạt sau xe được kéo xuống, đoàn xe chuyển bánh. Ngồi trong chiếc xe phủ kín khiến tôi liên tưởng đến những đoàn xe GMC, Motovah, tải đưa những người lính thất trận của Việt Nam Cộng Ḥa, di chuyển đến các trại tù trên quê hương ḿnh sau khi nước nhà thống nhất. 

Xe chạy khá lâu, dằn xốc trên những đoạn đường gập ghềnh sỏi đá, chợt giảm tốc độ, chậm lại rồi dừng hẳn. Bốn nhân viên Thái có nhiệm vụ chuyển người, nhảy xuống trước. Họ nói chuyện lao xao bằng ngôn ngữ riêng. Chừng mười lăm phút sau, tấm bạt phủ sau xe được kéo lên. Chúng tôi lần lượt xuống xe, xếp hàng một, trước một cổng sắt thật lớn. Thủ tục giao và nhận người vừa xong th́ trời đă xế chiều nên chúng tôi không có dịp nh́n ngắm cảnh vật chung quanh. Tuy nhiên quang cảnh con đường ṃn vắng vẻ dẫn vào đây cho thấy sự biệt lập của nơi chốn này. Chúng tôi lần lượt đi qua chiếc cổng. Sự kiên cố và lớn lao của nó gây cho tôi cái cảm giác sợ hăi về đời sống tù nhân và sự giam cầm.  

Ánh sáng đầu ngày đánh thức mọi người. Sau khoảng ba tiếng đồng hồ chợp mắt, tôi đă nghe ḿnh tỉnh táo hơn. Người đại diện khu nhà tôi ở, đến dặn ḍ chỉ dẫn về giờ giấc và những sinh hoạt trong ngày. Buổi sáng trước giờ chào cờ là th́ giờ cho mọi người quét dọn, làm vệ sinh quanh trại. Mỗi ngày hai buổi, 8 giờ sáng và 5 giờ chiều, cả trại phải đứng xếp hàng trước khu nhà của ḿnh để chào cờ Thái. Loa phóng thanh kêu gọi tập họp chào cờ trước mười lăm phút. Nhân viên Thái giữ trật tự trại có nhiệm vụ tuần tra, với chiếc roi trên tay, đi kiểm soát quanh các dăy nhà, nơi vệ-sinh  v.v... Thật không may cho những ai bị bắt gặp c̣n lảng vảng đâu đó trong giờ này. Trong giờ khắc chuẩn bị chào cờ, nh́n sự trống vắng trên các con đường đi lại, sự yên lặng hoàn toàn trong sân, từng dăy người xếp ngay hàng thẳng lối, người ta có thể liên tưởng đến cái kỷ luật ở sân trường quân đội. Tôi đă nghe kể lại nhiều câu chuyện và cũng đă chứng kiến nhiều h́nh phạt của những trường hợp vi phạm kỷ luật trại tại đây. H́nh phạt được áp dụng như cạo đầu, treo tay, cho đứng ngoài nắng đến ngất xỉu, bị quất bằng roi cá đuối, v..v.. Tôi thấy thương và nghe xót xa cho thân phận người ḿnh. Những người đến được nơi này, bằng những con tàu mỏng manh trên biển cả, hay bằng đôi chân máu chảy lặn lội qua bao cánh rừng sâu, họ đă trải qua biết bao hiểm nguy, đối diện với sống chết, đói khát, cướp bóc và hăm hiếp. Giờ đây họ c̣n bị người Thái đối xử như tù nhân trong các trại tị nạn khốn khổ này. C̣n những gian nan nào nữa tôi chưa đươc biết của gần hai triệu người dân Việt đă xả thân đi t́m TỰ DO ?!!. Ôi dân tộc tôi, những người dân khốn khổ của một nước nhược tiểu, đă phải chiến đấu triền miên với đói nghèo, chiến tranh và tang tóc.  Giờ đây khi nước nhà thống nhất, người dân tôi không được hưởng thái b́nh. Chúng tôi đang phải tuôn ra biển, trốn vào rừng sâu, đi vào cái chết để t́m sự sống, một đời sống tự do, nhân bản. 

Trong thời gian trại đóng cửa, không nhận thêm người, cũng không giải quyết cho người đi, dân tị nạn biết ḿnh sẽ phải ở đây lâu nên đă tranh đấu xin mở trường ốc trong trại, để con em họ có nơi chốn học hành. Nhóm đại diện trại đă bằng nhiều cách, thuyết phục được vị trưởng trại về đề nghị này, và ngôi trường đă được thành h́nh vài năm trước. Trường mở rộng thêm lớp, đủ cho hai buổi sáng chiều. Sau vài ngày nhập trại, biết được có trường sở, tôi đă liên lac với người có trách nhiệm để xin một chân dạy thiện nguyện. Hai tuần lễ sau, tôi được thông báo đến nhận lớp. Trường lớp được xây cất đơn sơ với cột kèo bằng tre, lá. Giờ chào cờ sáng chiều của trường cũng cùng giờ chào cờ của trại. Tôi xúc động biết bao khi biết được mỗi ngày thứ hai, sau phần chào cờ Thái c̣n có thêm phần chào cờ Việt. Được kể trước đây, nhóm đại diện trường phối hợp với đại diện trại của người ḿnh, đă khổ công tranh đấu với người Thái ở đây, để xin được phần danh dự chào lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Ḥa trong trường học. Đây là một thành tích đáng kể của cộng đồng người Việt tị nạn của trại trong thời điểm này.

Trong sân trường của trại tị nạn Sikiew, buổi sáng tháng tư, nắng trong vàng màu lụa mới, mang đầy nét b́nh yên của một nơi chốn không chiến tranh. Trên hai trụ cờ, lá cờ của đất nước Thái và lá cờ vàng ba sọc của VNCH đang nhẹ bay trong gió. Nh́n lá cờ với màu sắc thân quen ngày nào đang tung bay trên một đất nước không phải là quê hương ḿnh, tôi bỗng nghe ḷng ḿnh nao nao sóng vỡ. Trên lá cờ như ẩn hiện những h́nh ảnh của một chiến trường đẫm máu, thân thể những người lính ngă gục với những vết thương máu chưa kịp chảy. H́nh ảnh những người lính, âm thầm, từng đêm, tay gh́ súng, mắt không rời bóng tối, để giữ ǵn từng tấc đất cho quê hương. Đâu đây như có tiếng kèn tử sĩ thê lương, bên h́nh ảnh người quả phụ, đầu phủ tang trắng bên mộ huyệt, đưa tay nhận lá cờ được xếp lại ngay ngắn từ nắp quan tài của người chồng vừa tử trận. Và đứa trẻ thơ đầu chít khăn tang, ngơ ngác nh́n chiếc quan tài đựng xác người cha, đang từ từ được phủ đầy đất mà chưa đủ trí khôn để hỏi tại sao!!. Tôi thấy thấp thoáng h́nh ảnh những người lính trận, mặt đầy hào khí, đang dựng lại ngọn cờ trên cổ thành Quảng-Trị năm nào khi vùng đất nầy được tái chiếm. Như đâu đây vẫn c̣n âm vọng bi thương của những tiếng đạn cuối cùng từ những đứa con tổ quốc, chọn cái chết bên cạnh lá cờ, trong ḷng đất mẹ trước cơn hồng thuỷ. Biết bao xương máu đă đổ ra, biết bao hệ luỵ kéo theo, biết bao cuộc đời đă nằm xuống để giữ vững màu cờ, sao giờ đây lá cờ đang tung bay ở một nơi chốn không phải trên quê hương đất mẹ!!!.

Bài quốc ca Thái từ loa phóng thanh vừa dứt. Một giọng ca cất lên bắt nhịp cho bài quốc ca Việt Nam:

                     “Nầy công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi….” 

Tôi cất giọng hát lớn theo. Những lời ca bỗng trở nên quá thân thương, quá ngọt ngào, quá hùng tráng!. Những lời ca đang trên môi miệng tôi bỗng trở nên ấm, nồng. Cảm xúc trong tôi chợt dâng lên, oà vỡ, thành những gịng lệ chảy dài trên môi má. Ôi những lời ca mà tôi tưởng chừng không bao giờ được hát nữa!. Trong tôi man mác cái cảm giác của sự trở về, gặp lại người thân đă ngỡ như xa rời vĩnh viễn. Tôi nghe ḿnh nấc lên theo tiếng ca, tiếng nấc tức tưởi trong trạng thái vui mừng lẫn tủi thân của một trẻ thơ lạc mẹ vừa được t́m về. Nh́n màu sắc thân quen của màu cờ, tôi nghe lại một chút an ổn và niềm hy vọng. Trên đường lưu vong lạc loài nơi đất khách, tôi đă mang theo được trong tôi cả cái quê hương khốn khổ tội t́nh. Hồn thiêng sông núi, anh linh của những người đă nằm xuống cho hai chữ TỰ DO, như đang quyện lấy chúng tôi và lá cờ vàng ba sọc đang tung bay ngạo nghễ.   

Quốc ca quyện lấy cờ vàng
Đường lưu vong vẫn ngập tràn hồn quê

        Vương Hồng-Ngọc

 

Copyright @ 2005 quocgiahanhchanh.com
Webmaster@tranbachthu