Lời tác giả:
Đây là loạt
bài ghi lại những sự kiện trong tháng
4/1975
dẫn đến sự sụp đổ của VNCH. Phần đầu tiên là chương cuối cùng
(có
bổ túc)
được trích từ quyển sách
"Chiến Tranh Việt Nam toàn tập" của tác giả, đă được Làng Văn xuất
bản tại Canada năm 2001. Những bài kế tiếp được viết gần đây
cho ấn bản thứ nh́ của quyển sách (sẽ được xuất bản). Qua đó, độc
giả sẽ có một cái nhìn tổng quát khắp các mặt trận chung
quanh Sài Gòn, chưa được ghi lại trước đây.
Tác giả rất mong nhận được những phản hồi từ độc giả,
nhất là những độc giả ở ngay tại Sài Gòn lúc bấy giờ,
hầu bổ sung thêm những chi tiết cần giữ lại cho mai hậu.
Mọi liên lạc xin
gửi
qua người phụ trách trang nhà của cựu sinh viên Học viện
Quốc gia Hành chánh để nhờ chuyển
(tranbachthu
@quocgiahanhchanh.com).
Nguyễn Đức Phương, Anh quốc, mạnh xuân
2013
Mặt
trận hướng tây-bắc Sài G̣n do quân đoàn 3 của CS phụ trách (xem Sơ
đồ 1-4). Quân đoàn chỉ mới được thành lập ngày 27/3/1975. Bộ tư lệnh
quân đoàn gồm (1) :
• Tư
lệnh: Vũ Lăng
• Chính
ủy: Đặng Vũ Hiệp
• Phó
TL: Nguyễn Năng, Nguyễn Kim Tuấn
• Phó
Chính ủy: Phí Triệu Hàm
• TMT:
Hồ Đệ
• TMP:
Nguyễn Quốc Thước, Lê Minh.
Quân đoàn gồm có 3 sư đoàn bộ binh (1) :
•
Sư đoàn 10 với Sư trưởng là Đoàn Hồng Sơn và Chính ủy là Lă Ngọc
Châu. Sư đoàn gồm có 3 trung đoàn là trung đoàn 24 (TrĐT là Vũ Văn
Tài và Chính ủy là Bùi Văn Ḥe), trung đoàn 28 (TrĐT là Nguyễn Đức
Cẩm và Chính ủy là Nguyễn Ngọc Xuân) và trung đoàn 66.
• Sư
đoàn 316 với Sư trưởng là Nguyễn Hải Bằng và Chính ủy là Hà Quốc
Toản. Sư đoàn gồm có 3 trung đoàn là trung đoàn 148, 149 và 174.
• Sư
đoàn 320A
với Sư trưởng là Bùi Đ́nh Ḥe và Chính ủy là Bùi Huy Bổng. Sư đoàn
gồm có 3 trung đoàn là trung đoàn 9 (TrĐT là Nguyễn Văn Ấn và Chính
ủy là Nguyễn Văn Đác), trung đoàn 48 (TrĐT là Lê Quang B́nh và Chính
ủy là Đinh Hữu Tấn) và trung đoàn 64.
Các đơn vị binh chủng gồm (1) :
• Trung
đoàn đặc công 198 với TrĐT là Trần Ḱnh và Chính ủy là Lê Văn Tích.
• Lữ
đoàn pháo binh 40 với LĐT là Nguyễn Hữu Vinh và Chính ủy là Mai Sinh
Giá.
• Trung
đoàn pháo binh 675 với TrĐT là Trần Đ́nh Sai và Chính ủy là Nguyễn
Xuân Dục.
• Trung
đoàn cao xạ 232 với TrĐT là Nguyễn Văn Hách và Chính ủy là Trần Đ́nh
Khánh.
• Trung
đoàn cao xạ 234 với TrĐT là Vũ Văn Lương và Chính ủy là Vũ Xuân Sắc.
• Trung
đoàn cao xạ 593 với TrĐT là Nguyễn Duy Sơn và Chính ủy là Phạm Minh
Mẫn.
• Lữ
đoàn xe tăng 273 với LĐT là Lê Mai Ngọ và Chính ủy là Vũ Đ́nh Tư.
• Lữ
đoàn công binh 7 với LĐT là Lê Hữu Công và Chính ủy là Đoàn Văn
Khoát.
• Trung
đoàn thông tin 29 với TrĐT là Lê Đức Đệ và Chính ủy là Đỗ Giả.
• Đại
đội tên lửa pḥng không chiến thuật A-72 (hỏa tiển tầm nhiệt SA-7).
Nhiệm vụ chủ yếu của quân đoàn 3 là tiêu diệt sư đoàn 25
BB/QLVNCH, đồng
thời tổ chức một lực lượng binh chủng hợp thành (cấp sư đoàn) đột
kích từ hướng tây-bắc đánh chiếm Hốc Môn, phi trường Tân Sơn Nhất,
các bộ chỉ huy pháo binh, thiết giáp, v.v. tại G̣ Vấp và Bộ
TTM/
QLVNCH.
Bố trí của QLVNCH trên hướng này gồm :
•
BTL sư đoàn 25 BB, BCH trung đoàn 50 và tiểu đoàn 2/50 tại
căn cứ Đồng Dù
• Tiểu
đoàn 1/50 tăng phái cho chi khu Trảng Bàng
• Tiểu
đoàn 3/50 tại Ấp Mới
•
Tiểu đoàn 2/46 tại Đồng Chùa, Suối Sâu
• Trung
đoàn 46 (-) tại Củ Chi
• Trung
đoàn 49 tại Bến Kéo, Trà Vơ (phía nam Tây Ninh)
• Thiết
đoàn 10 KB gồm có chi đoàn CĐ 1/10 CX đóng tại Tây Ninh, chi đoàn 2/10 TK đang
hành quân tại Lộc Giang, chi đoàn 3/10 TK tăng phái cho tiểu khu Hậu Nghĩa
• Tiểu
đoàn 233 ĐPQ tại Phú Ḥa Đông
• Tiểu
đoàn 305 ĐPQ tại Đồng Chùa, quận Củ Chi
•
Tiểu
đoàn 320 ĐPQ cùng với một pháo đội đại bác 105 ly do sư đoàn 25 BB biệt phái
đóng tại căn cứ Lào Táo, G̣ Nổi thuộc xă Trung Lập, quận Củ Chi (2).
• Tiểu
đoàn 331 ĐPQ tại Ấp Chợ
• Liên đoàn 32 BĐQ (LĐT là Trung tá Lê Bảo Toàn) gồm 3 tiểu đoàn 30 (TĐT là
Thiếu tá Nguyễn Ngọc Khoan), 33 (TĐT là Thiếu tá Đinh Trọng Cường) và 38 (TĐT
là Thiếu tá Trần Đình Tự), chịu trách nhiệm tuyến pḥng thủ ṿng cung từ Bàu
Đồn (Khiêm Hanh) đến Suối Cao
• Liên
đoàn 8 BĐQ (LĐT là Trung tá Chung Thanh Ṭng) gồm 3 tiểu đoàn 84 (TĐT là Thiếu
tá Nguyễn Văn Nam), 86 (TĐT là Thiếu tá Trần Tiễn San) và 87 (TĐT là Thiếu tá
Nguyễn Hữu Mạnh) giữ tuyến ṿng cung từ QL-4 lên đến TL-10. BCH liên đoàn cùng
với tiểu đoàn 86 đóng tại căn cứ Thái Văn Minh (Bà Hom). Tiểu đoàn 87 tại cầu
Xáng. Tiểu đoàn 84 tại Vĩnh Lộc
• Liên đoàn 9 BĐQ (LĐT là Trung tá Trịnh Ngọc Điệp) chịu trách nhiệm
tuyến ṿng cung từ TL-10 lên đến QL-1. BCH liên đoàn đặt tại hăng dệt
Vinatexco. Ba liên đoàn 7 (phụ trách QL-4, xem mặt trận phía tây-nam), 8 và 9
dưới quyền chỉ huy của BTL sư đoàn 106 BĐQ, BTL sư đoàn đặt tại trường đua Phú
Thọ.
•
Lữ
đoàn 3 Dù gồm 3 tiểu đoàn 2, 3 và 6 giữ QL-1, khu vực chung quanh cầu Tham Lương
(xem H́nh 1).
Sư đoàn bộ binh 10
Sau khi chiếm được Cam Ranh, sư đoàn 10 được lệnh theo quốc lộ 1
tiến về phía nam. Tất cả đại bác 122 ly được thay thế bởi đại bác
105 ly mới chiếm được của QLVNCH, vừa không phải vận chuyển bổ sung
vừa tận dụng số đạn chiến lợi phẩm. Trên đường hành quân, sư đoàn
liên tiếp bị không quân VNCH oanh kích. Ngày 10/4, sáu xe chở cầu
phà của một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 7 công binh bị bom đánh hỏng.
Ngày hôm sau, năm xe của trung đoàn bộ binh 28 bị bắn cháy. Ngày 12,
thêm bảy xe của trung đoàn bộ binh 4 bị phá hủy. Ngày 13, chín xe
của trung đoàn bộ binh 24 bị phi cơ oanh kích trúng (3).
Chiều ngày 13/4, phần đi đầu của sư đoàn 10 đến được Đơn Dương thuộc
tỉnh Tuyên Đức. Tư lệnh quân đoàn 3 ra chỉ thị mới, theo đó sư đoàn
10 sẽ tập kết tại chi khu Dầu Tiếng, tỉnh B́nh Dương thay v́ tại
Định Quán, tỉnh Long Khánh như kế hoạch lúc ban đầu.
Do những thiệt hại kể trên, BTL sư đoàn 10 quyết định những đơn vị
đă đến Đơn Dương sẽ tiếp tục theo QL-20 qua Tùng Nghĩa, khi xuống
đến Di Linh sẽ rẽ phải, dùng LTL-8 qua Gia Nghĩa đi Kiến Đức. Những
đơn vị c̣n lại đang ở Nha Trang và Cam Ranh sẽ trở lại Ninh Ḥa, sử
dụng QL-21 đi Ban Mê Thuột. Sau đó sẽ từ Ban Mê Thuột theo QL-14
xuống Kiến Đức. Chiều ngày 20/4, hai cánh quân đă gặp nhau tại Kiến
Đức thuộc tỉnh Quảng Đức.
Ngày 21/4, cả sư đoàn 10 rời Kiến Đức, theo LTL-1 đi Lộc Ninh. Sau
đó sử dụng QL-13 đi xuống An Lộc, Chơn Thành, đến tập kết tại một
cánh rừng cao su của quận Dầu Tiếng ngày 25/4. Tại đây, sư đoàn 10
được tăng phái trung đoàn 64 (sư đoàn 320), trung đoàn 198 đặc công,
trung đoàn 234 cao xạ, hai tiểu đoàn xe tăng T-54, một đại đội xe
tăng M-41 và M-48 chiến lợi phẩm, một tiểu đoàn pháo binh 155 ly và
một trung đội A-72.
Nhiệm vụ chủ yếu của sư đoàn 10 được BTL quân đoàn 3 giao phó như
sau (3), xem Sơ đồ 5-7:
• Cánh
chính gồm hai trung đoàn 24, 28 và những đơn vị c̣n lại của sư đoàn dùng cơ giới
thọc sâu vào thủ đô, tiến chiếm phi trường Tân Sơn Nhất, BTL sư đoàn Dù, BTL
không quân và Bộ TTM.
• Cánh
phụ sử dụng trung đoàn 64 (tăng phái từ sư đoàn 320A) phối hợp với trung đoàn
198 đặc công chiếm cầu Bông
(c̣n được gọi là cầu An Hạ) và cầu Xáng,
thành Ông Năm, Hốc Môn, TTHL Quang Trung; tạo bàn đạp cho cánh chủ lực tiến sâu
vào Sài G̣n.
• Trung đoàn 66 là lực
lượng trừ bị.
CS dùng pháo binh bắn phá các mục tiêu Đồng Dù, Củ Chi, Trảng Bàng,
G̣ Dầu Hạ từ ngày 25/4/1975.
Theo tài liệu của CS th́ sáng sớm ngày 29/4, trung đoàn 198 đặc công
phối hợp với trung đoàn 64 tấn công cầu Bông. Quân CS chiếm được cầu
sau khoảng một giờ chiến đấu. Tại cầu Xáng, quân CS gặp sự đối kháng
rất mạnh mẻ nhưng sau cùng cũng chiếm giữ được cầu (3).
Cầu Bông nằm trên QL-1, bắc qua kinh cầu Bông, ở khoảng giữa ấp Chợ
và thôn Tân Thới Nh́, cách Sài G̣n khoảng 30 km về phía tây-bắc và
cách quận lỵ Củ Chi 12 km về phía đông-nam. Cầu dài 7 m, trọng tải
50 tấn. Kinh cầu Bông là ranh giới giữa hai quận Củ Chi thuộc tỉnh
Hậu Nghĩa và quận Hốc Môn của tỉnh Gia Định, bắt nguồn từ kinh cầu
Xáng, chảy lên phía bắc rồi rẽ sang phía tây. Ḷng kinh rộng khoảng
6m, sâu chừng 2m, hai bên bờ thấp, bùn lầy, xung quanh là cánh
đồng, địa h́nh trống trải.
Chiến sự trong khu vực chung quanh cầu Bông theo một cán binh CS (4)
:
“Tới xế trưa ngày 29 th́ K5 đă vượt qua quận lỵ Củ Chi và tiến thẳng
tới cầu Bông. Anh em đặc công đă chiếm cây cầu quan trọng này vào
lúc rạng sáng. Địch tung cả một thiết đoàn với hàng ngàn bộ binh từ
Hậu Nghĩa đánh về phản kích tái chiếm cầu. Sư 10 đă kịp thời áp tới
ứng cứu anh em đặc công. Trên cánh đồng Tân Phú Trung, trưa ngày 29,
đă diễn ra trận cầu Bông, trận ‘đấu xe tăng’ lừng danh. Đời tôi chưa
bao giờ thấy tập trung tại một dải đất hẹp nhiều xe tăng đến như vậy.
Sắt thép tụ lại đông đặc, gầm rú khủng khiếp, nă trực diện đại bác
100 ly, 90 ly, 76 ly vào nhau ở khoảng cách không tới một trăm thước.
Sau hơn một giờ đồng hồ giao chiến, 30 xe tăng M.48 và M.41, gần
trăm xe M.113 và GMC chở quân bốc cháy trên cánh đồng lúa phía tây
nam cầu Bông. Toàn bộ thiết đoàn xe tăng của Quân đoàn 4 [sic] ngụy
bị tiêu diệt. Bộ binh tan vỡ. Cánh cửa bằng thép mạn tây bắc Sài G̣n
đă bật toang”.
Tuy nhiên một tài liệu khác cũng của CS khiến người ta nghi ngờ trận
chiến đấu mănh liệt tại cầu Bông vừa được mô tả ở trên (5) :
“8 giờ 45 phút, khi xe
đi đầu tiếp cận đường 22, Đại đội trưởng lệnh cho phân đội tạm dừng
để cùng Chính trị viên xác định lại địa h́nh; sau đó tiếp tục tiến
về phía đông. Tiến được khoảng 5km, phát hiện có bộ binh địch ngăn
chặn, Đại đội trưởng lệnh cho các xe cơ động theo đội h́nh so le,
chi viện lẫn nhau, phát huy hỏa lực tiêu diệt địch. Vừa cơ động, vừa
chiến đấu, đội h́nh Đại đội đă đến đầu quận lỵ Củ Chi. Tại đây, binh
lính địch tưởng nhầm là xe tăng của chúng nên đă ra đón và nhảy lên
xe. Chiến sĩ ta b́nh tĩnh dùng pháo gạt địch xuống và dùng tiểu liên,
lựu đạn diệt chúng, đồng thời bắn cháy 2 xe M.113 làm địch hoảng hốt
bỏ chạy. Phát hiện xe tăng của Quân giải phóng, lực lượng Bảo an
địch bắn ngăn chặn quyết liệt, các xe đi đầu của Đại đội nhanh chóng
lướt qua, các xe c̣n lại tập trung hỏa lực, dùng pháo bắn chế áp
buộc địch phải bỏ chạy vào quận lỵ. 10 giờ 50 phút, toàn đội h́nh xe
của Đại đội đă vượt qua quận lỵ Củ Chi an toàn. Trên đường tiến về
ấp Chợ, xe đi đầu của Đại đội bắn cháy 1 xe M.113 của địch, sau đó
tiếp tục cơ động về Cầu Bông.
Trên đường cơ động về
Cầu Bông, vào lúc 11giờ 15 phút, Đại đội phát hiện có nhiều xe tăng-
thiết
giáp địch rút chạy từ
Hậu Nghĩa về Sài G̣n. Đại đội đă phối hợp với lực lượng Đặc công kẹp
địch lại để tiêu diệt. Bị tiến công bất ngờ, địch đối phó lúng túng,
đội h́nh rối loạn, một số xe địch quay đầu tháo chạy đâm vào nhau
trên Quốc lộ 22, có xe lao xuống cả ruộng nước, một số binh lính bỏ
xe chạy tháo thân. Trước t́nh h́nh phát triển thuận lợi, Đại đội
phát huy sức cơ động, tăng nhanh tốc độ tiến công, tiêu diệt địch
trong tầm bắn hiệu quả, diệt thêm 8 xe M.113 của địch. Đúng lúc đó,
đội h́nh thọc sâu của Sư đoàn bộ binh 10, do Tiểu đoàn tăng 1, Trung
đoàn tăng 273 dẫn đầu vừa cơ động đến. Phát huy kết quả chiến đấu
của Đại đội 9, đội h́nh thọc sâu nhanh chóng vượt qua Cầu Bông tiến
nhanh về Sài G̣n. C̣n Đại đội 9 tiến đến thôn Tân Thới Trung lúc 13
giờ 30 phút ngày 29-4-1975 th́ được lệnh của trên tạm dừng để chờ
lệnh mới”.
Lộ tŕnh tiến quân của cánh chủ lực với trung đoàn 24 đi đầu đă đụng
độ dọc theo hướng tiến quân, gần Củ Chi, cầu Bông, thành Ông Năm,
TTHL Quang Trung. Chiều ngày 29/4, trung đoàn đă vượt qua cầu Tham
Lương vào đến Bà Quẹo. Cường độ chiến trận tại đây đă được tài liệu
của CS ghi lại như sau (3) :
“Trong cơn hấp hối, quân ngụy Sài G̣n ngoan cố dùng máy bay, pháo
binh ném bom, bắn phá ngay trên đường phố, gây nhiều tội ác với đồng
bào ta. Tại ngă ba Bà Quẹo, Bộ Tổng tham mưu ngụy đă tung lực lượng
lính dù cùng xe tăng, xe thiết giáp ra ngăn chận. Cuộc chiến đấu ở
đây diễn ra ác liệt, 20 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24 đă ngă xuống,
ba xe thiết giáp bị cháy. Trung đoàn cao xạ 234 kéo pháo theo sát
đội h́nh hành tiến của bộ binh và xe tăng, bắn rơi ba máy bay địch,
diệt bảy ổ đại liên trên các nhà tầng. Từ 18 giờ đến 19 giờ 30, địch
ba lần dùng xe tăng, xe bọc thép kết hợp bộ binh phản kích. Song cả
ba lần chúng đều bị các chiến sĩ bộ binh và xe tăng ta đánh bại,
buộc chúng phải lùi về tuyến trong. Chỉ huy Trung đoàn 24, kịp thời
điều đại đội 7 tiểu đoàn 5 cùng hai khẩu ĐKZ75 áp sát ngă tư Bảy
Hiền. Đến 21 giờ ngày 29 tháng 4, mũi thọc sâu binh chủng hợp thành
của Sư đoàn 10 tiến cách sân bay Tân Sơn Nhất và bộ Tổng tham mưu
ngụy khoảng 2km”.
Khu vực lân cận cầu Tham Lương là vùng trách nhiệm của lữ đoàn 3 Dù,
LĐT là Trung tá Trần Đăng Khôi.
Ông
chỉ huy 3 tiểu đoàn (4) :
· Tiểu đoàn 2 do Thiếu
tá Trần Công Hạnh làm TĐT
· Tiểu đoàn 3 do Thiếu
tá Lă Quí Trang làm TĐT
· Tiểu đoàn 6 do Thiếu
tá Nguyễn Văn Thành làm TĐT.
Chiến trận tại cầu Tham Lương đang diễn ra th́ tiểu đoàn 2 được lệnh
của BTL/BKTĐ rút về hướng ngă tư Bảy Hiền. Tại đây tiểu đoàn 2 Dù
đang phản công bắn cháy các chiến xa của CS từ hướng Bà Quẹo tiến
vào th́ được lệnh buông súng đầu hàng.
Tinh thần chiến đấu của QLVNCH tại ngă tư Bảy Hiền và trong phi
trường TSN đă làm ngạc nhiên những người lính CS (6) :
“Sau ba mươi năm, nhớ lại những trận đánh diễn ra trong buổi sáng
ngày 30 tháng Tư, trong tâm trí tôi vẫn c̣n thấy nặng nề nỗi khó
hiểu về cuộc kháng cự ngoan cố, cực kỳ vô nghĩa và vô ích của những
toán quân ngụy cuối cùng. Đến sáng hôm ấy t́nh thế của ‘Việt Nam
Cộng Ḥa’ đă rơ ràng là vô phương cứu văn, để được sống th́ người có
lư trí chỉ c̣n một cách duy nhất là buông súng đầu hàng. Vậy mà đám
tàn quân ấy như hóa dại vẫn điên rồ cố thủ, gây đổ máu thật nhiều
cho chính họ và cho quân ta đến tận phút cuối cùng. Đặc biệt quái gở
là trong bọn họ không hề có bóng dáng sĩ quan cao cấp. Các ông tướng
th́ lẽ dĩ nhiên là đă chuồn sạch từ lâu, nhưng cả cấp tá cũng chẳng
c̣n lại một ma nào. Tử thủ tại các chốt ở ngă tư Bảy Hiền, ở cửa số
5 sân bay và trong sân bay chỉ toàn lính trơn với hạ sĩ quan do
những trung úy, thiếu úy chỉ huy.
Phải mất non hai
tiếng đồng hồ cận chiến qua từng ngôi nhà, C7 mới mở thông được ngă
tư Bảy Hiền. Đại đội trưởng Tư hy sinh khi dẫn đầu đợt xung phong
giáp lá cà nhằm dứt điểm bọn dù chốt trong nhà thương V́ Dân. Đại
đội phó, chính trị viên trưởng và phó đều bị thương. Trần Thường, B
trưởng B2 nắm quyền chỉ huy đại đội. Gần hai chục cán bộ chiến sĩ
thương vong ở Bảy Hiền, tổn thất nặng nề ấy của đại đội khiến lính
tráng sôi máu, muốn truy diệt đến cùng những tên dù cuối cùng. Nhưng
lệnh chỉ huy buộc anh em bỏ qua bọn tàn quân để dốc toàn lực tấn
công vào sân bay. Từ ngă tư Bảy Hiền, K5 của E24 đánh cắt ngang qua
Tân Phú Ḥa tấn công cửa số 5, K4 và K6 tấn công cửa số 4. Trung
đoàn 28 theo đường Vơ Tánh qua Lăng Cha Cả tấn công Bộ Tổng tham mưu.
Trung đoàn 66 xuôi đường Lê Văn Duyệt tiến vào trung tâm thành phố.
Gần một giờ vượt qua
hỏa lực đại bác bắn chặn dữ dội, xe tăng và bộ binh tiểu đoàn 5 mới
áp sát phi trường Tân Sơn Nhất. Trận đánh công kiên vào Cửa số Năm,
trận giao chiến lớn chót cùng của cuộc chiến tranh ba chục năm trời,
đă diễn ra vào lúc 9 giờ sáng ngày 30. Tại đây bọn dù dồn quân lại
chống cự quyết liệt. Hỏa lực của chúng rất mạnh và lợi hại. Hàng
chục ổ súng máy và ĐK đặt trên các sân thượng, tháp nước, ô cửa sổ
nhà cao tầng điên cuồng nhả đạn. Xe tăng M.48 phục trong các ngơ
ngang xông ra phản kích. Mũi đột kích của quân ta bị chặn lại rồi bị
đẩy lùi. Ba chiếc T.54 bị tên lửa chống tăng điều khiển bằng hữu
tuyến đặt trên tháp nước bắn cháy. Đạn trong xe nổ cản hẳn đường
tiến của tiểu đoàn 5.
Tiểu đoàn trưởng điều
C5 cùng bốn T.54 lên tăng cường cho C7 tiếp tục đột phá để giành lấy
một đầu cầu, nhưng hơn nửa giờ đồng hồ quân ta vẫn không nhích lên
được. Trung đoàn đưa hai khẩu 85 ly ṇng dài lên sát cửa mở nhằm bắn
trực diện những ổ hỏa tiển chống tăng. Nhưng cả hai khẩu pháo chưa
kịp bắn phát nào đă bị cối địch nă trúng, anh em pháo thủ thương
vong gần hết.
Trong giờ phút cam go
và khốc liệt ấy, quyền đại đội trưởng Thường chỉ huy chúng tôi, lực
lượng c̣n lại của C7, vu hồi qua cả một dăy gần chục ngôi nhà đang
bốc cháy dữ dội. Đại đội như bơi qua con sông lửa bất ngờ hiện ra
đánh tạt sườn tiểu đoàn dù. V́ chúng tôi đă áp vào quá gần nên hỏa
lực mạnh của địch bó tay, ngay cả đại liên cũng không kịp xoay ṇng
bắn cản. Quân dù buộc phải cận chiến và ngay lập tức vỡ trận. Xe
tăng ta được mở thông lối nhanh chóng tràn lên. Đúng 11 giờ Cửa số
Năm phi trường mở toang ra. Nhưng mười anh em C7 đă hy sinh khi vượt
qua dăy phố bị cháy. Thường cũng đă nằm lại trong ḍng sông lửa ấy.
Chúng tôi những người nhoai ra được cũng hầu hết bị bỏng, tóc tai
mặt mày cháy xém.
Quân dù chạy tản vào
sân bay và vẫn tiếp tục chống trả. Các đại đội của trung đoàn 24
cùng các phân đội xe tăng trung đoàn 273 đánh địch liên tục qua các
khu vực pḥng thủ của Sư bộ sư đoàn 5 không quân, Bộ tư lệnh dù, khu
ra đa, khu cố vấn. Trung đoàn trưởng Vũ Tài trực tiếp chỉ huy K6
phát triển nhanh đến trại David [sic] để hội quân với đoàn quân sự
của tướng Hoàng Anh Tuấn. Đến đúng 11 giờ 30 th́ anh em tiểu đoàn 6
đă kéo được lá cờ Quyết Thắng của quân đội ta lên đỉnh cột cờ Bộ tư
lệnh không quân.
Song, đến chiều chúng
tôi mới dứt điểm được ổ đề kháng cuối cùng của địch trong sân bay.
Không phải là một cái boong-ke bê tông cốt thép mà chỉ là một cái ụ
đắp bao cát nằm cách xa phi đạo. Một khẩu M.60 với chừng chục tay
súng AR15, vậy thôi, nhưng quái gở thay, nhất quyết tử thủ. Bấy giờ
chúng tôi đă biết tin Dương Văn Minh đầu hành, dinh Độc Lập và Sứ
quán Mỹ đă vào tay quân ta, nên kiên tŕ dùng loa gọi hàng. Nhưng
những tên lính kỳ quái đó đáp lại bằng hàng tràng súng máy và M.79.
Một chiếc T.54 được điều tới. Họng ĐK.100 ly to tướng, đen ng̣m từ
khoảng cách 200 thước trực chỉ cái ụ súng ngoan cố ấy. Hàng đi, mau
lên! Lính ta cả dùng loa cả bụm tay lại hét ầm lên. Thật không thể
tin được, bọn trong ụ súng thẳng thừng bắn ra liên tiếp hai trái
chống tăng M72. Đường đạn đi sát sạt tháp pháo!
Chiếc T.54 ngắm kỹ và
chỉ nă độc một phát, nhưng không cố t́nh bắn tiêu diệt nên đă dùng
đạn xuyên. Đấy có lẽ phát đạn pháo cuối cùng của cuộc chiến. Phát
đạn như sét đánh xé rách bờ công sự rồi xuyên qua chứ không làm nó
nổ tung. Một nửa số người cố thủ trong đó chỉ bị thương, dù là bị
thương nặng do sức ép khủng khiếp của quả đạn 100 ly bay sát qua mặt,
nhưng vẫn là c̣n được sống.
Lúc ấy vừa đúng 14
giờ 30 phút ngày 30 tháng Tư”.
Trong khi đó, trung đoàn 28 theo TL-15 qua Bến Cỏ. Khi vượt qua cầu
Xáng, chiến xa đă làm sập cầu v́ không tính trước được tải trọng (xem
Sơ đồ 7). Toàn cánh quân phải trở lại Đồng Dù qua TL-28 và dùng cầu
Bông để vào Sài G̣n. Tài liệu của CS cho rằng lực cộng hưởng đă làm
sập cầu (3). Khi phải hành quân trên các trục lộ giao thông, nhất là
phải vượt qua cầu cống th́ phải hoạch định đường ṿng tránh
(bypass). Tuy nhiên nếu không giải quyết được v́ một lư do nào đó
th́ phải dự pḥng tải trọng của cầu, ngoài ra c̣n phải tính toán lực
cộng hưởng. Một toán quân theo nhịp bước quân hành hay một đoàn xe
cơ giới với khoảng cách nào đó khi di chuyển qua cầu sẽ tạo ra một
tần số cộng hưởng lớn, mặc dù giới hạn về tải trọng vẫn chưa bị vượt
qua, cầu vẫn bị sập nếu tần số do cộng hưởng cao hơn tần số khi
thiết kế cầu. Dù cầu sập v́ bất cứ nguyên nhân nào cũng đều cho thấy
bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đă sai lầm khi hoạch định kế hoạch
vượt sông, qua cầu.
Tài liệu công binh của CS đă nói lên những điểm vô lư về khả năng
cũng như về phương tiện vượt sông lúc bấy giờ của quân đội CSBV (7)
:
“Nhưng đến cầu Sáng th́ bị trở ngại. Do cầu yếu, chỉ có hai xe tăng
qua được cầu, chiếc thứ ba không qua được v́ cầu găy. Công binh tổ
chức ghép phà nhưng ḷng sông quá hẹp, phà không quay đầu được phải
chuyển sang bắc cầu nổi. Sáng ngày 30 tháng 4 cầu bắc xong. Đội h́nh
thọc sâu của quân đoàn phải chuyển đường khác để tiến vào Sài G̣n”.
Cho rằng cầu sập do tác dụng cộng hưởng là vô lư v́ như đă biết ở
trên số chiến xa quá ít cũng như chiều dài cầu ngắn nên không thể
tạo đủ lực công hưởng làm sâp cầu được. Cầu bị sập là do chính trọng
lượng của chiến xa.
Một sĩ quan cao cấp của CS trong khi phân tích các kinh nghiệm thu
đạt được trong chiến dịch HCM đă cho rằng kỹ luật hợp đồng binh
chủng rất nghiêm tại cầu Xáng, kết thúc trận đánh đúng thời gian
khiến nhanh chóng đè bẹp được quân địch ! (8).
Khiếm khuyết trong việc tính toán vừa nói trên cùng với việc cho
rằng các trung đoàn đặc công đă được phân nhiệm để chiếm giữ các cầu
trước khi các cánh quân chính vào Sài G̣n, nhưng trong thực tế đặc
công không thực hiện được đă cho thấy chiến dịch HCM đă thành công
dễ dàng không phải do tài ba của những người
soạn thảo kế hoạch hành quân.
Sáng sớm ngày 30/4, trung đoàn 24 tấn công ngă tư Bảy Hiền (xem Sơ
đồ 8). Chiến sự trong khu vực lân cận đă được Thiếu tá Phạm Châu Tài,
nguyên CHT bộ chỉ huy 3 chiến thuật của liên đoàn 81 biệt cách dù kể
lại (9) :
“Cùng ngày 30/4/75 lúc 2 giờ sáng, trận chiến tại cổng phi trường
Tân Sơn Nhất, bộ Tổng Tham Mưu vẫn tiếp tục giữa VC và các đơn vị
của LĐ81/BCND. Các chốt của LĐ81/ BCND phía sau cổng bộ Tổng Tham
Mưu đă dùng lựu đạn mini để ngăn chận các toán đặc công của Việt
Cộng đang t́m cách đột nhập. Lựu đạn và chất nổ được xử dụng tối đa,
sau 1 giờ rưỡi giao tranh VC không tiến được đành rút lui khỏi cổng
sau của bộ Tổng Tham Mưu.
Đến 6 giờ sáng 5
chiến xa T-54 và đoàn quân tùng thiết của VC trên đường tiến vào Sài
G̣n đă bị lực lượng của Sư Đoàn Nhảy Dù và Liên Đoàn 81/BCND chận
đánh trước cổng phi trường Tân Sơn Nhất, 4 chiến xa của VC bị phá
hủy, chiếc sau cùng quay trở lại chạy thoát.
Các biệt đội của
LĐ81/BCND trấn thủ trước cổng bộ TTM là biệt đội 817 do trung úy Lê
văn Lợi chỉ huy, và biệt đội 818 do đại úy Nguyễn Ánh chỉ huy.
7 giờ sáng một đoàn
chiến xa khác của Việt Cộng hướng vào cổng chính bộ Tổng Tham Mưu.
Một toán của LĐ81/BCND pḥng thủ trên cao ốc đă dùng M72 bắn cháy
chiếc đầu tiên, chiến thứ 2 đă dùng súng đại bác trên pháo tháp bắn
vào cao ốc làm tê liệt tuyến pḥng thủ đó, nhưng chiến xa này cũng
bị bắn cháy trước cổng bộ Tổng Tham Mưu do quân nhân thuộc biệt đội
817 của trung úy Lê văn Lợi”.
Một sĩ quan cao cấp của QLVNCH cũng cho biết ông đếm được tất cả 13
chiến xa của CS bị nhảy dù bắn hạ dọc theo đường từ Củ Chi về đến
Lăng Cha Cả (10).
Sư đoàn bộ binh 316
Ngày 15/1/1975, sư đoàn 316 đang đóng quân tại phía tây tỉnh Nghệ
Tỉnh nhận được lệnh hành quân vào miền Nam và ngày 3/2 đă vào đến
Đak Đam, tỉnh Mondolkiri của Campuchia, phía tây-nam Ban Mê Thuột.
Sư đoàn 316 là lực lượng chủ yếu trong chiến dịch Tây Nguyên
(4/3-3/4/75), đánh chiếm Ban Mê Thuột (10/3/1975).
Sau chiến dịch Tây Nguyên, sư đoàn 316 trở thành một đại đơn vị của
quân đoàn 3 khi quân đoàn được thành lập ngày 26/3/1975 (11).
Ngày 3/4, sư đoàn nhận lệnh hành quân vào Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa
và vào đến vị trí tập kết hai ngày sau đó. Nhiệm vụ chủ yếu của sư
đoàn là kềm chế và tiêu diệt những đơn vị của sư đoàn 25 BB đang
trấn giữ khu vực Tây Ninh (12) :
• Trung đoàn 148 chặn
QL-22 và QL-1 từ Tây Ninh về Củ Chi.
• Trung đoàn 149 đánh
Trảng Bàng.
• Trung đoàn 174 tấn
công Trung Hưng và Phước Mỹ.
Ngày 20/4, trung đoàn 148 tấn công Bàu Nâu, Trà Vơ, cắt đứt QL-22.
Ngày 27/4, trung đoàn 148 tiếp túc đánh Bàu Nâu, Trà Vơ trong khi
trung đoàn 174 đánh Trung Hưng, Phước Mỹ. Trung đoàn 149 tấn công
chi khu Trảng Bàng. Sau đó tiểu khu Hậu Nghĩa hoàn toàn mất liên lạc
với Bộ TTM và BTL Biệt khu Thủ đô.
Ngày 29/4, TKT tiểu khu Hậu Nghĩa quyết định lui binh và ra lệnh cho
các đơn vị thuộc quyền tự lo liệu (13).
Tài liệu của CS cho rằng tiểu đoàn 3, trung đoàn 174 tấn công đánh
chiếm Trung Ḥa rồi Lào Táo, chiếm Phước Hiệp và Đồng Chùa cùng
trong ngày 29/4 (13). Tuy nhiên TĐT tiểu đoàn 320 ĐPQ cho biết căn
cứ Lào Tào đă được rút bỏ từ khuya ngày 27/4 (2). Tương tự như vậy,
việc trung đoàn 149 đánh chiếm được chi khu Trảng Bàng vào chiều
ngày 29/4 có lẽ cũng không đáng tin cậy (14). Sáng ngày 29/4, BCH
chi khu Trảng Bàng đă rút lui khỏi chi khu và di chuyển về hướng xă
Thái Mỹ (15).
Một sĩ quan thuộc chi khu Củ Chi kể lại t́nh h́nh chung quanh chi
khu ngày 29/4 (16):
“Tôi chỉ rời chi khu sau hơn 4 tiếng đồng hồ kể từ khi bộ chỉ huy
chi khu rút chạy. Vậy mà tới giờ đó,
xe T54 từ phía Trảng Bàng đă tiến sát chi khu Củ Chi, thế mà chưa có
một đơn vị Việt Cộng nào xâm nhập chi khu Củ Chi, kể cả du kích địa
phương lúc đó đă đầy ở phía xung quanh”.
Sư đoàn bộ binh 320
Sư đoàn 320 cũng là đơn vị tham dự chiến dịch Tây Nguyên và sau đó
chiếm tỉnh Phú Yên. Chiều ngày 10/4, sư đoàn bắt đầu di chuyển để
vào tập kết tại Bàu Bàng thuộc tỉnh B́nh Long. Lần đầu tiên, sư đoàn
được di chuyển hành quân bằng xe vận tải do đoàn 559 cung cấp. Từ
Bàu Bàng, sư đoàn làm cầu phao vượt sông Sài G̣n (Bến Súc) để vào
rừng Hố Ḅ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa với mục tiêu là căn cứ Đồng Dù.
BTL sư đoàn 320 đặt ra hai t́nh huống trước khi bắt đầu tấn công.
Trường hợp căn cứ Đồng Dù chưa được tăng cường lực lượng th́ trung
đoàn 48 với một đại đội xe tăng tăng phái sẽ tấn công căn cứ theo
hai hướng. Hướng tây-bắc là chủ yếu trong khi hướng thứ yếu là
tây-nam. Tiểu đoàn 1 sở trường đột kích sẽ chịu trách nhiệm tấn công
mở cửa căn cứ trên hướng chủ yếu. Trung đoàn 64 tấn công khu vực cầu
Bông và cầu Xáng, sau đó đánh chiếm Hốc Môn. Trung đoàn 9 và một đại
đội xe tăng là lực lượng trừ bị của quân đoàn.
Nếu căn cứ Đồng Dù không nhận được viện binh vào giờ chót th́ sư
đoàn sẽ sử dụng hai trung đoàn bộ binh cùng với trung đoàn 54 pháo
binh và các đơn vị yểm trợ tập trung tiêu diệt căn cứ này, mở đường
cho đơn vị bạn tấn công phi trường Tân Sơn Nhất.
Tài liệu của CS sau chiến tranh tường thuật lại trấn đánh căn cứ
Đồng Dù như sau
:
"Ngày 27 tháng 4, sư đoàn được tin địch tăng quân cho Đồng Dù. Sư
đoàn quyết định đánh địch theo phương án hai: địch có tăng cường
pḥng thủ. 17 giờ ngày 28 tháng 4, các đơn vị tham gia chiến đấu
được lệnh chuẩn bị hành quân vào chiếm lĩnh. Theo hiệp đồng, 10 giờ
30 phút ngày 29 tháng 4, sư đoàn 320 phải cơ bản làm chủ căn cứ Đồng
Dù, mở cửa cho đơn vị bạn vào tiến công Tân Sơn Nhất.
5 giờ 30 phút, ngày 29 tháng 4 năm 1975, sư đoàn trưởng ra lệnh đồng
loạt tiến công. Mọi cỡ pháo của sư đoàn đồng loạt nhả đạn. Trên
hướng chủ yếu, tiểu đoàn 1 làm nhiệm vụ mở cửa mở bằng phá nổ đồng
loạt kết hợp bộc phá liên tục. Trận chiến đấu diễn ra hết sức ác
liệt. Mấy lần ta khai thông cửa mở; mấy lần địch dùng hỏa lực, xe
tăng bịt lại. Nhiều chiến sĩ ta đă hi sinh. 8 giờ sáng, sau đợt xung
phong thứ năm, một bộ phận của đại đội 3 lọt được vào bên trong,
nhưng địch lại tràn ra, tiếp tục bịt chặt cửa mở. Trên hướng thứ yếu,
tiểu đoàn 3, trung đoàn 48 vẫn chưa vào được trong căn cứ.
9 giờ, địch vẫn kháng cự quyết liệt, đồng thời điều thêm lực lượng
về cứu nguy cho Đồng Dù. Sư đoàn ra lệnh: tập trung, đưa thêm lực
lượng vào hướng chủ yếu để thọc sâu vào sở chỉ huy sư đoàn 25 ngụy;
đưa đội dự bị của sư đoàn cùng xe tăng phát triển theo hướng tiểu
đoàn 1, đánh bung ra, chiếm các mục tiêu bên trong, hỗ trợ cho lực
lượng thọc sâu và hướng thứ yếu phát triển vào.
Vừa đánh, vừa củng cố, vừa xác định mục tiêu, mặc dù đă bị thương
vong nhiều nhưng tiểu đoàn 1 tiếp tục tập trung lực lượng thọc sâu.
Đúng 10 giờ 30 phút, đại đội 1, tiểu đoàn 1 trung đoàn 48 đă chiếm
được sở chỉ huy sư đoàn 25 ngụy. Tên chuẩn tướng Lư Ṭng Bá, sư đoàn
trưởng ngụy và bộ tham mưu của hắn bỏ chạy; các tuyến đề kháng của
địch cơ bản đă bị đập tan. Quân ta từ các hướng tràn vào căn cứ tiếp
tục truy quét địch. Sư đoàn 320 đă hoàn thành nhiệm vụ mở cánh cửa
phía tây đúng thời gian quy định; tạo điều kiện cho các chiến sĩ Sư
đoàn 10 cùng xe tăng, pháo binh tiến thẳng về Sài G̣n".
Một đặc công CS ghi lại khoảng thời gian lúc mới bắt đầu cuộc tấn
công
:
"Đó là trận đánh căn cứ Đồng Dù trên cửa ngơ Tây bắc Sài G̣n ven
đường 13, sáng 29/4/1975. Căn cứ này do sư đoàn 5 VNCH của chuẩn
tướng Lư Ṭng Bá chỉ huy trấn giữ. Cả căn cứ rộng trên một cây số
vuông. Xung quanh căn cứ có tới 8 lớp hàng rào đủ loại bảo vệ, với
chiều sâu hơn 300 mét. Phía ngoài cùng là cả một vành đai băi trống.
Từ trong căn cứ nh́n được ra ngoài rất xa. Sát lớp hàng rào lại có
một tháp canh cao chừng chục mét, trên có một ngọn đèn pha sáng quắc,
rọi sáng cả một vùng đất rộng. Trung đoàn của Hoàng được giao nhiệm
vụ mở một cửa mở đánh vào căn cứ từ hướng Tây. Khi có pháo lệnh mở
màn trận đánh th́ 5 lớp hàng rào ngoài cùng đă bị ḿn định hướng của
ta phá tung. Hoàng chĩa ṇng khấu DK nă luôn một phát trúng cái tháp
canh làm ngọn đèn pha tắt ngấm. Lợi dụng khoảng nhập nhoạng sáng tối
lúc đó, các chiến sĩ xung kích lao lên dùng bộc phá phá tiếp hàng
rào. Hai lớp hàng rào tiếp theo bị phá thủng trong ṿng nửa tiếng.
Riêng lớp hàng rào trong cùng là loại rào cũi lợn có chiều rộng 3
mét, cao 40 phân, cực kỳ khó phá. Trời đă sáng rơ dần. Các chiến sĩ
bộc phá phải ôm những ống bộc phá dài 1,2m vận động vượt qua quăng
đường hơn 100 mét mới tiếp cận được hàng rào, rồi t́m cách luồn nó
vào trong lớp rào, giật nụ xoè điểm hoả. Mỗi ống bộc phá chỉ phá
được 1 đoạn rào sâu 1 mét, rộng có 40 phân. Ác thay, cái hàng rào ấy
lại nằm trên một vùng trống trải, cách các lô cốt địch có 50 mét, và
cách phía các hầm có súng hoả lực của ta tới hơn 100 mét, nghĩa là
nó nằm gần phía địch hơn phía ta. V́ vậy hoả lực tại chỗ của ta chi
viện không có hiệu quả. Căn cứ lại quá rộng, nên pháo cấp trên từ xa
bắn vào bị rơi rải rác khắp nơi, hầu như không trúng các lô cốt địch.
Bộ đội khi ôm bộc phá lên đánh hàng rào này, không khác ǵ những tấm
bia cho bọn địch từ trong các lô cốt gần đó bắn ra. Suốt mấy tiếng
đồng hồ mà đại đội mở cửa vẫn không phá nổi lớp hàng rào đó. Gần hai
chục chiến sĩ bộc phá đă hy sinh, tạm thời c̣n phải nằm rải rác
trước cửa mở mà chưa lấy xác lại được. Thêm nữa, căn cứ này c̣n có
một con đê đắp bằng đất bao quanh phía trước các lô cốt, cao tới hơn
một mét nên chắn hết tầm quan sát của bộ binh ta.
Vào khoảng 9 giờ sáng, địch lại điều ra khu cửa mở một chiếc xe
tăng M48. Nó cứ chạy đi chạy lại trên con đường dọc theo sau bờ đất
và quay ṇng pháo hướng vào trận địa của ta. Hễ cứ có động tĩnh ở
chỗ nào là nó nă pháo vào chỗ đó. V́ thế, hầu hết các ổ hoả lực tại
chỗ của ta nhằm chi viện cho cửa mở như DKZ 75, súng máy 12ly7 lần
lượt bị trúng đạn pháo tăng. Thương vong ngày một nhiều. Nằm ở tuyến
sau nh́n xác bộ đội ta nằm la liệt phía trên mà đau ḷng".
Trận đánh bắt đầu lúc 5 giờ sáng và chấm dứt lúc 10 giờ 30 ngày 29/4
(17). Căn cứ Đồng Dù thất thủ mặc dù quân trú pḥng đă anh dũng
kháng cự và bắn cháy nhiều chiến xa địch. Tướng Lư Ṭng Bá, Tư lệnh
sư đoàn 25 BB bị VC bắt được tại Hốc Môn vào buổi chiều khi đang
trên đường vượt thoát (18).
Một sĩ quan nguyên là pháo đội trưởng pháo đội A thuộc tiểu đoàn 104
pháo binh cơ động của QLVNCH đă ghi lại giai đoạn cuối cùng của căn
cứ Đồng Dù (19) :
“Lần thứ hai tôi gặp tướng Bá khoảng 9:30am ngày 29/4/1975. Trung úy
Ái trung đội trưởng PB/PK của tôi bị bị thương, tôi dùng xe chỉ huy
M577 để tản thương sang bệnh xá SĐ, tôi liên lạc với bệnh xá bằng
điện thoại không được (trên xe M577 có nhiều máy vô tuyến nhưng
không thấy HSQ trưởng xe báo cáo), tôi cho gửi ba lần, mỗi lần 1 xe
có máy liên lạc nhưng cũng không thấy trả lời ... Khoảng 10:30am TS1
Lộc trưởng xa gọi tôi và báo cáo VC đă lấy xe và đại tá TMT bị bắt,
Tr/úy Ái vẫn nằm trên xe, tôi ra lệnh đợi tôi ra xem. Lúc này Tr/Tá
Phạm Hữu Nghĩa chỉ huy trưởng PB/SĐ 25 đă ra lệnh cho pháo đội 155
đóng sau lưng tôi phá súng (trong khi đó ra lệnh cho tôi phải tử thủ)
nên tôi cũng muốn chạy một ṿng để xem t́nh h́nh ra sao, tôi thấy T
54 VC đă vào căn cứ TĐ/CBCĐ 25 không c̣n ai. BB/VC đă vào trung tâm
huấn luyện SĐ. Xe M 577 của tôi đang đậu gần cổng chính của căn cứ,
tôi đến gần th́ gặp ĐT/TMT/SĐ, đại tá gọi tôi lên xe, nhưng tôi
không lên, tôi nh́n thấy tướng Bá đă mặc bộ đồ đen dân sự, lái xe là
Tr/tá chánh văn pḥng của tướng Bá, cũng đă mặc bộ bà ba đen. Sau đó
tướng Bá ra lệnh cho tôi giữ căn cứ và ĐT/TMT lập lại là “Khoát có
nhiệm vụ giữ BTL”. Ngay sau đó xe chạy ra khỏi căn cứ, tôi ra lệnh
cho anh em tôi ở đó đợi tôi (SQ của tôi chỉ c̣n có Tr/úy Huỳng Từ
Quang Phục, tôi nói bố trí đợi tôi. Tôi chạy ngược lại để kiếm một
đàn anh, đó là Thiếu tá TĐP/TĐ 253 PB, lúc này tôi nh́n thấy khoảng
10 xe tăng của VC). Đến cổng TĐ 253 PB, lính gác rất đàng hoàng,
người lính gác cổng vẫn c̣n khăn trắng đỏ, khăn binh chủng quấn cổ,
bắt súng chào tôi, tôi hỏi “Th/tá/TĐP có nhà không”, “Dạ Th/Tá đang
ngồi trong văn pḥng”, “Vô tŕnh Th/tá VC vào đầy căn cứ rồi, người
ta chạy hết rồi, nói Đ/úy Khoát kêu Th/Tá đi”, tôi nói.
Tôi lại ra cổng và ra lệnh cho thuộc cấp của tôi đi ra khỏi căn cứ,
(tôi vẫn giữ đội h́nh hành quân) ... Tạm bỏ những chỗ này. Tôi gặp
lại tướng Bá lúc khoảng 4 giờ chiều. Tướng Bá đă bỏ xe tôi ở đâu
không biết, mặc dù xe tăng đó của tôi có khả năng lội nước tốt. Lúc
này chỉ có tôi có quân nên tôi lại được chỉ định giữ BTL/SĐ. Sau đó
tôi bị bắt”.
V́ một lư do nào đó, Tư lệnh sư đoàn 25 BB không ghi lại chi tiết
trận đánh tại căn cứ Đồng Dù. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Măo, lúc bấy
giờ là Trung đoàn phó trung đoàn 48 thuộc sư đoàn 320 CS mô tả chi
tiết cuộc tấn công căn cứ Đồng Dù (20) :
“5 giờ 30 phút sáng ngày
29-4, lệnh nổ súng, pháo binh của binh đoàn và sư đoàn dồn dập trút
băo lửa xuống căn cứ địch trong hơn một giờ đồng hồ, trong tiếng gầm
dữ dội của đại bác, xe tăng và pháo pḥng không cơ động vào tuyến
xung phong, bộ binh trên các hướng nổ ḿn định hướng và bộc phá liên
tục mở các lớp hàng rào.
Sau 30 phút pháo bắn,
địch phát hiện được hướng mở cửa của ta, chúng phản ứng mạnh, điều
động xe tăng, bộ binh ra bịt cửa mở, đồng thời dùng máy bay A37 và
trực thăng vũ trang, pháo cối, có cả đạn pháo hóa học đánh vào đội
h́nh tiến công của sư đoàn.
Tôi là trung đoàn phó
được giao nhiệm vụ đi trực tiếp với Tiểu đoàn 3 do đồng chí Nguyễn
Thanh Lịch làm tiểu đoàn trưởng và đồng chí Đào Tuấn Sỹ làm chính
trị viên, Tiểu đoàn 3 có nhiệm vụ mở cửa trên hướng thứ yếu của
trung đoàn để cùng Tiểu đoàn 1 tiêu diệt căn cứ địch.
Ngay từ khi ta đánh bộc
phá mở cửa, hỏa lực ở những lô cốt của địch bắn ra dữ dội. Nhưng lớp
này ngă lớp khác lại xông lên. Lần lượt các hàng rào thép gai bị phá
bung, càng vào sâu hỏa lực địch càng dày đặc, súng máy các loại của
địch lia sát mặt đất. Bộ đội hy sinh quá nhiều nhưng không ai do dự.
Gần tới những hàng rào cuối cùng, bộ đội hy sinh càng nhiều. Tôi
điện về sở chỉ huy trung đoàn và sư đoàn xin ư kiến, Sư đoàn trưởng
Bùi Đ́nh Ḥa ra lệnh:
– Anh Măo nghe đây, thời
gian c̣n rất ít không được do dự nữa, tôi sẽ cho pháo binh chi viện,
kiềm chế bớt hỏa lực của địch, c̣n anh đă có kinh nghiệm chỉ huy mở
cửa đánh căn cứ Chư Nghé năm 1973 phải trực tiếp đưa bộ đội vào giải
quyết nốt hai hàng rào cuối cùng, c̣n anh Lịch và anh Sỹ nắm chắc bộ
đội và giữ liên lạc chặt chẽ với xe tăng. Khi cửa mở thông là xông
lên đánh chiếm đầu cầu ngay.
Tôi đáp:
– Rơ!
Tôi biết sư đoàn trưởng
giao cho tôi trực tiếp chỉ huy bộ đội lên mở cửa không phải là
chuyện đơn giản. Điều đó chứng tỏ quyết tâm của trên rất cao. Tôi
gọi anh Lịch tới giao nhiệm vụ ở lại nắm t́nh h́nh và quân số, Lịch
băn khoăn hay để anh chỉ huy anh em lên mở cửa nốt hàng rào. Tôi lắc
đầu: “Không”, sư đoàn trưởng giao nhiệm vụ đích danh cho tôi. Anh là
tiểu đoàn trưởng nắm bộ đội chắc hơn tôi, phải chuẩn bị cho tốt khi
tôi chỉ huy mở thông cửa phải xung phong chiếm đầu cầu ngay.
Tôi vẫy tay cho tổ bộc
phá trườn theo ḿnh, chúng tôi trườn lên phía trước từng mét một,
đạn súng máy cào xé ngay sát trên lưng chúng tôi. Hai chiến sĩ mà
một đồng chí tôi biết tên là Linh vẫn bám sát sau tôi, ḅ được dăm
mét, một chiến sĩ trúng đạn hy sinh ngay tại chỗ, tôi quay lại chỉ
kịp vuốt mắt cho đồng đội và lệnh cho chiến sĩ bộc phá viên khác ôm
quả ḿn tăng đẫm máu tiếp tục ḅ lên. Vào khoảng 7 giờ 30 phút quả
ḿn đă được đặt đúng vị trí ở hàng rào cuối cùng. Tôi lệnh cho điểm
hỏa và cả tổ chạy về phía sau, ḿn nổ sau đó là tiếng reo ḥ cửa mở
đă thông rồi, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Lịch xung kích ào
ạt xông lên đánh chiếm đầu cầu. Ngay sau đó là lực lượng thọc sâu
của tiểu đoàn và xe tăng lần lượt lao qua.
Hướng chủ yếu, Đại đội 3
Tiểu đoàn 1 do đồng chí Trần Nhật Tân làm đại đội trưởng, đồng chí
Đào Xuân Sáng, chính trị viên, chỉ huy mở cửa. Được hai lớp, địch
phát hiện, chúng bắn như đổ đạn, tiếng súng đại liên, AR15 nổ chát
chúa. Bộ đội ta không tiến thêm được. Đại đội trưởng Trần Nhật Tân
tập trung hỏa lực bắn yểm trợ cho đội h́nh mở cửa. Chính trị viên
Sáng đến tận nơi động viên bộ đội. Trung đội trưởng Nguyễn Hữu Đông
đă chỉ huy bộ đội nhanh chóng dùng bộc phá đánh tung hàng rào. Có
đồng chí ngă xuống, đồng chí khác xông lên thay thế. Phải đến nửa
giờ sau, cửa mới mở xong.
Trung đội trưởng Vũ Văn
Sơn, dẫn đầu đơn vị chiếm lô cốt đầu cầu. Bộ đội vừa tiến lên, đă bị
xe M41 địch đặt ngầm trong tường đất dùng súng 12,8mm bắn cản đường.
Trước t́nh h́nh đó, đồng chí Nguyễn Quang Vinh tiểu đoàn trưởng đă
trực tiếp chỉ huy đội đột phá. Chiến sĩ Vũ Văn Sơn đă quan sát địch,
thấy ta đang ở dưới dốc, địch phía trên nên bắn không tới được, anh
đứng dậy dùng khẩu B40 của một chiến sĩ vừa bị thương, bắn thẳng vào
ổ hỏa lực địch. Hỏa lực địch bị tiêu diệt, quân ta tràn qua cửa mở,
chiếm mục tiêu.
Tôi theo sát bộ đội đánh
vào căn cứ, lần lượt chiếm hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Cửa
mở Tây Bắc Sài G̣n đă thông. Tôi nh́n thấy đội h́nh của Sư đoàn 10,
một đoàn xe cơ giới hùng hậu, lần lượt vượt qua Đồng Dù lao về phía
Sài G̣n hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo tiến công vào hang ổ cuối cùng
của ngụy quân - ngụy quyền Sài G̣n. Thực hiện trọn vẹn thắng lợi
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tiến tới giải phóng miền Nam thống
nhất Tổ quốc”.
Sau trận đánh, chỉ có trung đoàn 64 do tăng phái cho sư đoàn 10 của
CS tiếp tục tiến vào Sài G̣n.
NHẬN XÉT:
1. CS đă thành công khi tạo áp lực lên Tây Ninh hầu cầm chân một phần lực lượng
của QLVNCH trong khi chuẩn bị tấn công Hậu Nghĩa. Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng
TMT/ QLVNCH cho rằng sư đoàn 25 BB đă tái phối trí lực lượng về Củ Chi trong
tháng 3/1975 (21), trong khi đó th́ Trung tướng Toàn, Tư lệnh quân đoàn III vẫn
cho rằng CS muốn chiếm Tây Ninh (22). Phê b́nh nhận xét sai lầm này, Tướng Trà
viết (23):
“Đêm 31 tháng 3 sau khi bị thiệt hại nặng, tàn quân địch chạy thoát
khỏi Chơn Thành. Toàn tỉnh B́nh Long được giải phóng. Căn cứ chủ
yếu của ta trải rộng hoàn chỉnh về sát Sài G̣n, nơi mà những căn cứ
của sư đoàn 5 địch là Lai Khê, Phú Lợi, của sư đoàn 25 ngụy là Đồng
Dù trở thành tiền tiêu bảo vệ Sài G̣n từ hướng bắc đến tây bắc. Thế
mà đến lúc ấy địch vẫn mù quáng ra sức giữ Tây Ninh, một thị xă đă
trở thành xa xôi cô lập về phía sau, chỉ v́ sợ xuất hiện một thủ đô
của chính phủ cách mạng”.
Phó tư lệnh chiến dịch HCM kiêm tư lệnh mặt trận hướng tây-nam của
CS viết (24):
“C̣n ở hướng Quân đoàn 3 phải tiến công giải quyết cứ điểm Đồng Dù.
Lực lượng của địch ở đây có sư đoàn 25. Do tác động từ khi Bộ chỉ
huy Miền cho đánh nghi binh ở núi Bà Đen (Tây Ninh) nên sư đoàn 25
ngụy phải căng kéo lên lo giữ Tây Ninh và Hậu Nghĩa”.
Khi nhắc lại sự phối trí của
đại
đơn vị
do ông chỉ huy, Tư lệnh sư
đoàn 25 BB/QLVNCH viết (18) :
“Rất tiếc tại Củ Chi năm 1975, SĐ25BB và tôi không thực hiện được ư
định trên chỉ v́ Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QĐ3 chỉ muốn tấn
công và tấn công, một kế hoạch chỉ để làm vui ḷng vị nguyên thủ hơn
là để chiến thắng! Hoặc để khoe rằng ta là một tướng lănh hăng đánh
nhau, hay là ông muốn bắc chước danh tướng Mỹ Patton của thời đệ nhị
thế chiến đă được Holywood dựng thành phim? Cho nên, khi SĐ25 vừa
tung quân tấn công lên phía Bắc theo kế hoạch của thượng cấp từ thị
xă Tây Ninh lên núi Bà Đen th́ VC đă ḷn sâu về phía sau để khi sư
đoàn cố gắng rút ngược về cũng là lúc ông Tư lệnh cùng Bộ Tham Mưu
Quân Đoàn đă bỏ chạy hết. Những ngày chót của SĐ25BB là như thế!
Nếu SĐ25BB tập trung lại được theo ư định riêng đúng kế hoạch như
tôi có lần tŕnh bày, nhứt định quân V.C. sẽ gặp nhiều trở ngại
không nhỏ và chưa biết t́nh h́nh sẽ biến chuyển ra sao, khi SĐ25
được một đơn vị trừ bị nào đó từ Bộ Tổng Tham Mưu đến tăng viện.
Tôi nhớ rơ lần đó, lần tôi đích thân tŕnh bày quan niệm chiến thuật
của tôi trên bản đồ, Tướng Toàn chẳng những không đồng ư mà c̣n cầm
cây viết ch́ mỡ quật quẹt tứ tung, rồi nói: ‘Anh chỉ biết có pḥng
thủ mà không biết tấn công ...’ Tôi nh́n ông lúc ấy như con trâu
điên chém gió, chứ chẳng biết làm ǵ hơn khi ông là Tư Lệnh của tôi,
người mà ông Thiệu chọn lựa!”.
2. Như vậy sự tập trung hay phân tán sư đoàn 25 BB trong
giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến sẽ không làm thay đổi được t́nh
thế trên mặt trận này v́ một điều chắc chắn là QLVNCH không c̣n một
lực lượng trừ bị nào để có thể tăng viện cho Tướng Bá.
2. Thất bại trong việc sử dụng đặc công chiếm giữ các cầu dẫn vào
Sài G̣n cũng như không lường trước được tải trọng cầu khi dùng chiến
xa cho thấy khả năng yếu kém của BTL chiến dịch Hồ Chí Minh trong
khi lập kế hoạch hành quân.
Điều này cũng dễ hiểu vì thất bại trong mùa hè năm
1972 khiến các cấp chỉ huy cao cấp của CS không có cơ
hội học hỏi được kinh nghiệm khi tác chiến trong hành tiến
cũng như sử dụng cơ giới trong thành phố.
3. Tài liệu của CS cho rằng đại đội 7, trung đoàn 24, sư đoàn 10 đă đụng độ với
lực lượng ND có thiết giáp yểm trợ tại ngă tư Bảy Hiền sáng ngày 30/4 (3). Cũng
tài liệu này nhưng ở một đoạn khác, khi nói về sư đoàn 9 VC lại ghi nhận lúc 8
giờ 30 sáng ngày 30/4, tiểu đoàn 3, trung đoàn 1 của sư đoàn này đă vào đến ngă
tư Bảy Hiền và tác chiến với QLVNCH có phi cơ yểm trợ (25). Trận chiến đă phải
đánh đi đánh lại đến hai lần nhưng vẫn chưa chấm dứt. Trung đoàn 1 Gia Định
thuộc lực lượng của thành đoàn Sài G̣n - Gia Định từ cầu Tham Lương tiến xuống
đă đánh trận đánh thứ ba ngay tại đây (26). Có lẽ cũng không cần phải chiến đấu
v́ theo một tài liệu của thành đoàn thanh niên CS/HCM th́ ngă tư Bảy Hiền đă
được quần chúng giải phóng lúc 8 giờ 30 ! (27).
Trên thực tế, nhiều đơn vị của CS trên hướng tây và tây-bắc đă sử dụng chung
đường Lê Văn Duyệt để đi vào Sài G̣n. Tuy nhiên chỉ một chứ không thể nào cả ba
đơn vị lại chạm súng với cùng một đơn vị của đối phương, tại cùng một vị trí,
nhất là
ngay trong ngày 30/4 được. Chính ủy quân đoàn 3 CS cho rằng trung đoàn 24
thuộc sư đoàn 10 là đơn vị thọc sâu vào Sài G̣n sớm nhất (1). Tiểu đoàn 2 Dù
cũng đă rút bỏ cầu Tham Lương từ tối ngày 29/4 và chận địch tại ngă tư Bảy Hiền
cho đến khi được lệnh buông súng đầu hàng (4). Tất cả cho thấy một bằng chứng
hiển nhiên về sự ngụy tạo các trận đánh trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
4. Hầu hết những trận đánh chung quanh Sài G̣n từ ngày 29/4 đều là những tưởng
tượng của CS. Thí dụ như việc đánh chiếm Trung Ḥa, Lào Táo; tác chiến nhiều bận
tại ngă tư Bảy Hiền, v.v.
5. Theo TMT tổng cục tiếp vận th́ Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT/QLVNCH đă rời
bỏ nhiệm sở từ ngày 27/4 (28). Trong khi đó, sĩ quan chánh văn pḥng TMT Bộ TTM
ghi nhận hầu hết các sĩ quan giữ những địa vị then chốt như tư lệnh biệt khu thủ
đô, tư lệnh quân đoàn III, tư lệnh không quân, trưởng pḥng 2 Bộ TTM, trưởng
pḥng 3 Bộ TTM đă biến mất từ ngày 29/4 (29). Như vậy tất cả những kháng cự từ
sáng ngày 29/4 chung quanh Sài G̣n được xem là nỗ lực của từng đơn vị QLVNCH
riêng lẽ, không được điều khiển và phối hợp bởi cơ quan quyền lực cao nhất của
quân đội.
So sánh với chiến tranh thế giới thứ II cũng trong giai đoạn sau cùng
thì trận đánh vào SG tương đối giống tình trạng của quân đội Nhật
tại Á châu hơn là quân đội Đức tại Âu châu. Thất trận do sự sụp đổ từ
cấp cao chứ không đến từ sự tan rã của các đơn vị tác chiến bên
dưới. Trong một lần gặp gỡ tại Luân Đôn
và khi
cùng hồi tưởng lại giai đoạn sau cùng của VNCH, cựu Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu đã nhắc nhở tác giả điểm chủ yếu này khi nói :
“Anh
có thấy không ? Trong một bàn cờ đôi khi chỉ cần mất thế, mất vài
quân cờ là thua thôi. Không bắt buộc phải tác chiến đến người lính sau
cùng mới thua
trận”.
6. Một chi tiết khó hiểu trên phương diện chiến thuật là theo lệnh của BTL/BKTĐ,
tiểu đoàn 2 Dù đang pḥng thủ cầu Tham Lương được lệnh rút về phía sau và cũng
không nhận được lệnh phá cầu. Sau chiến tranh, TĐT tiểu đoàn 2 Dù cho biết vẫn
c̣n thắc mắc về quyết định của Đại tá Lâm Văn Phát quyền TL/BKTĐ lúc bấy giờ
(4). Điều kỳ lạ này cũng đă xảy ra tại một cây cầu khác. Ngày 27/4/1975, một sĩ
quan thuộc Trường Bộ Binh trên đường từ Long Thành trở lại Thủ Đức đă quan sát
(30):