Giáo sư Nguyễn văn Bông
và Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến
Tôi biết GS. Nguyễn văn Bông lần đầu tiên vào
giữa năm 1963 lúc GS. đọc diển văn khai khóa niên học năm ấy tại trường Đại
Học Luật Khoa Sàig̣n với đề tài "Vấn đề đối lập chính trị tại miền Nam". Lúc
bấy giờ, đối lập chánh trị c̣n là đề tài bị cấm kỵ của Đệ Nhứt Cộng Ḥa nên
người nào dám đề cập đến phải là người thật can trường. Rồi vài tháng sau
đó, GS. được Hội Đồng Quân Nhân mời làm thành viên của Hội Đồng Nhân Sĩ vừa
mới thành lập. Và kể từ đó, danh tiếng ông càng ngày càng sáng chói trên
chánh trường miền Nam.
Năm 1969 khi qui chế chánh đảng vừa được ban
hành, ông cùng với GS. Nguyễn Ngọc Huy đứng ra vận động những cá nhân và
những đoàn thể tên tuổi tại miền Nam lúc bấy giờ thành lập một tổ chức chánh
trị lấy tên là Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.
Nhơn dịp nầy tôi có hỏi riêng GS. Huy là ông
quen biết GS. Bông ở đâu? vào dịp nào? th́ GS. Huy đáp: " Ở Paris, vào dịp
chúng tôi soạn luận án. Anh Bông soạn luận án Thạc sĩ Công Pháp, c̣n tôi,
Tiến sĩ Chánh Trị Học. Việc soạn luận án cần rất nhiều sách nên tôi thường
đến thư viện mượn sách về nghiên cứu. Sẳn đó, những lúc thấy anh Bông quá
bận, tôi có mượn giùm cho ảnh một số sách mà ảnh cần đến. Nhờ đó từ chỗ biết
nhau, chúng tôi trở thành quen nhau rồi thân nhau.
Nhơn sống tại Paris, chúng tôi thường theo dơi
sanh hoạt chánh trị tại nước Pháp cùng một số quốc gia lớn tại Tây Âu. Chúng
tôi nghiệm thấy rằng các nước này sở dĩ được ổn định về chánh trị và phát
triển về kinh tế là nhờ họ theo dân chủ pháp trị và có được một hệ thống
chánh đảng trưởng thành, đảng chánh quyền cũng như đảng đối lập đều hoạt
động theo luật pháp, đâu ra đó, nên đất nước họ rất ổn định. Phải có một hệ
thống chánh đảng trưởng thành mới xây dựng được dân chủ pháp trị, cho nên
chánh đảng trưởng thành là điều kiện tiên quyết để xây dựng dân chủ pháp
trị. Việc thành lập PTQGCT là bước đầu tham gia vào hệ thống chánh đảng để
xây dựng miến Nam thành một nước Dân Chủ Pháp Trị đó". Rồi GS. Huy nói tiếp:
"Ngoài dân chủ pháp trị, anh Bông c̣n đặc biệt chuyên luyên về đối lập chánh
trị nữa".
Tiếp xúc với GS. Bông, ông cho biết nói đến
dân chủ là phải nói đến "đối lập, v́ dân chủ mà không có đối lập th́ chua
phải là dân chủ. Đối lập cần cho dân chủ như cái thắng cần cho chiếc xe hay
thuốc uống cần cho người bịnh. Nhà cầm quyền nào cũng đều muốn sử dụng tối
đa quyền hành của ḿnh. Giống như người lái xe, sau khi cầm tay lái ít lâu,
th́ càng lúc càng tăng thêm tốc độ, người cầm quyền cũng vậy, sau khi nắm
quyền hành một thời gian th́ người nào cũng có xu hướng lạm quyền rồi lộng
quyền. đối lập là cái thắng giúp nhà cầm quyền hăm bớt hai tệ nạn nầy. Nền
chánh trị của một nước cũng giống như con người, không có nền chánh trị nào
hoàn toàn lương hảo hết cũng như không có người nào hoàn toàn mạnh khỏe.
Thấy mạnh đó, nhưng không biết một ngày trở gió trái trời nào, lại bịnh đó.
V́ vậy phải cần có tủ thuốc một bên để khi lâm bịnh, có sẳn thuốc mà uống.
Nhà cầm quyền cũng vậy, lúc b́nh thường công việc xuôi chảy, không cần đến ư
kiến của đối lập, nhưng những khi vấp váp, sai lầm, th́ cần nghe khuyến cáo
của đối lập để kịp thời sửa chửa. Chế độ Đệ Nhứt Cộng Ḥa, v́ thiếu đối lập
chánh trị nê đă kết thúc bi thăm như ta đă biết.
Theo GS. Bông, đối lập chánh trị phải gồm đủ 5
vế là: Tập thể (cá nhơn dầu tài ba mấy cũng không thể là đối lập chánh trị),
công khai, hợp pháp, bất bạo động và xây dựng. Thiếu một trong 5 vế th́ chưa
phải là đối lập chánh trị thật sự. Tại các nước dân chủ đă trưởng thành, nhờ
nền chánh trị của họ đă cao nên việc thực hiên đối lập xây dựng rất dể dàng,
nhưng tại miền Nam, v́ ư thức chánh trị chưa được cao, chưa phân biệt được
rơ ràng đối lập chánh trị với đối kháng chống đối, nên đă cho đối lập xây
dựng là đối lập cuội, đối lập lom khom, thậm chí c̣n đổi "cấp tiến" là "cầp
tiền", ngụ ư là nhận tiền của chánh phủ.
Ngoài ra, GS. Bông c̣n ví làm đối lập như chơi
đá banh. Trong thể thao, muốn đá banh th́ phải tuân hành luật lệ đá bóng, hể
xuống quá hậu vệ của đối phương khi banh chưa đến th́ phải chịu bắt "việt
vị", khi banh chạm vào tay th́ phải chịu phạt. Có chấp nhận như vậy th́ mới
vào sân chơi, bằng không th́ đứng ngoài. V́ nếu vào sân th́ là đá rừng, đá
loạn.Trong chánh trị muốm làm đối lập th́ cũng phải tuân hành chế độ luật
pháp (như bên đá banh vậy). Làm đối lập mà muốn giải tán chế độ, bất tuân
luật pháp là chống đối, đối kháng chớ không phải là đối lập.
Lúc thành lập PTQGCT gồm có 3 thành phần
chánh, là thành phần dân cử, thành phần chuyên viên, trí thức và thành phần
đảng phái, tôn giáo.
Thành phần dân cử gồm các Dân biểu, Nghị sĩ
(không xếp Nghị viên v́ không thuộc b́nh diện quốc gia) như các Dân biểu
Nguyễn văn Tiết, Nguyễn văn Quí, Trần Minh Nhựt, Mă Xái, Trương Vỹ Trí, Phạm
văn Trọng, Phạm Ngọc Hợp, v..v...
Thành phần chuyên viên, trí thức gồm có các
GS. Nguyễn văn Bông, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn văn Ngôn, Nguyễn Mạnh Hùng, Tạ
văn Tài, Nguyễn thị Huệ, BS. Nguyễ Minh Tân, KS. Trần Ngọc Lân, các doanh
gia Trần văn Chiêu, Vơ văn Ứng, v..v...
Thành phần đảng phái, tôn giáo gồm có đảng Tân
Đại Việt, hệ phái Việt Nam Quốc Dân Đảng của Luật sư Nguyễn Tường Bá, một
chi phái Dân Xă Đảng của Thiếu Tướng Trương Kim Cù, môt chi phái Việt Nam
Phục Quốc Hội Cao Đài của Thiếu Tướng Trưoung Lương Thiện, một chi nhánh Tin
Lành của Mục Sư Ngô Minh Thạnh, v..v...
Chủ Tịch Đoàn PTQGCT gồm có 60 nhơn viên, mỗi
thành phần là 20 người. Tuy Dân biểu, Nghị sĩ, Chuyên viên, Trí thức chỉ là
những cá nhơn thôi, nhưng v́ họ đều là những nhơn vật đă nổi tiếng, sau lưng
họ mỗi nhơn vật đều có đông người yễm trợ nên có thể sánh mỗi người ngang
hàng với một tổ chức nhỏ.
Lănh đạo PTQGCT có GS. Bông và GS. Huy. GS.
Bông làm Chủ Tịch Phong Tráo và GS. Huy làm Tổng Thơ Kư. Mỗi người giữ một
vai tṛ khác nhau. Ngoài tài năng và đức độ, chức Chủ Tịch thường c̣n đ̣i
hỏi thêm học vị lớn, địa vị cao, vẻ mặt ôn ḥa, tướng tá đỉnh đạc, nhứt là
màu sắc chánh trị càng nhạt càng tốt, v́ giới chuyên viên, trí thức rất ngại
tiếp xúc với vị Chủ Tịch có "chất" đảng phái nặng quá. Về các điểm nầy, GS.
Bông dều hơn GS. Huy nên làm Chủ Tịch xứng đáng hơn. Ngược lại, chức Tổng
Thơ Kư đ̣i hỏi người phụ trách phải năng nổ, hoạt động nhiều, tổ chức giỏi,
chịu khó đến các địa phương để động viên, khuyến khích bằng những cử chỉ
thân ái, lời lẽ vui tươi. Về những điểm nầy GS. Huy rành hơn GS. Bông nên
hoạt động hữu hiệu hơn. Tóm lại, GS. Bông và GS. Huy đều có tài năng, đức độ
như nhau, nhưng mỗi người một ưu điểm đặc thù.
Muốn phát triển Phong trào trong giới chuyên
viên trí thức, làm cho họ dể dàng đến tiếp cận với Phong trào, gây được uy
tín cho Phong trào, th́ về điểm nầy, GS. Bông hơn GS. Huy. Muốn pháy triển
Phong trào trong giới b́nh dân tranh đấu, làm cho họ phấn khích, hăng hái
kéo nhau đến gia nhập, tạo thêm sức mạnh cho Phong trào, th́ về điểm nầy,
GS. Bông không bằng GS. Huy. Hai người "Trời" sanh ra là để bổ túc cho nhau
chớ không phải cạnh tranh nhau. Chính nhờ có sự hợp tác đắc lực của hai GS.
mà Phong trào phát triển rất nhanh trên chánh trường miền Nam. Và Phong trào
càng nổi cao, th́ danh tiếng của GS. Bông càng rực rỡ thêm.
Dân Chủ Pháp Trị, Dân Chủ Đa Nguyên, Đối Lập
Chánh Trị, những vấn đề quan thiết mà GS. Bông cùng PTQGCT chủ trươnmg tranh
đấu để thực hiện cho miền nam từ 40 năm trước đến nay vẫn c̣n là những vấn
đề thời sự bức xúc chưa được chánh quyền XHCN Việt Nam giải quyết.
Cái ǵ cũng vậy, càng đẹp quá th́ càng thêm
mong manh, càng tṛn trịa càng không được bền. Trường hợp GS. Bông cũng vậy.
Có lẽ v́ danh ông sáng quá, rực rỡ quá nên mạng ông không được thọ. Ngày 10
tháng 11 năm 1971, trên đường đi làm về, ông đă bị quân thù hạ sát tại góc
đường Cao Thắng - Phan Thanh Giản.
1971 - 2005 : 34 năm ! Từ ngày GS. Bông bị sát
hại đến nay thấm thoát đă 34 năm. Trong 34 năm ấy, biết bao biến cố quan
trọng đă xảy ra, biết bao là nước chảy qua cầu! Thời gian tuy vô t́nh lặng
trôi vào quên lăng, nhưng mà tên tuổi của GS. Bông, danh tiếng của ông, tài
ba và đức độ của ông, công nghiệp của ông đối với môn sinh và đất nước, bao
nhiêu cái ấy vẫn c̣n hữu t́nh sống măi với đời và chắc chắn sẽ c̣n cùng với
đất trời mà thọ măi với non sông
Santa Ana, ngày 12/11/2005
Hoài Sơn Ung Ngọc
Nghĩa
(Bài phát biểu trong ngày giỗ lần thứ 34 của GS. Nguyễn văn Bông)