Home

Trang Chính

Bản Tin

Sinh Hoạt

Tham Luận

Hoài Băo Quê Hương

Văn Học Nghệ Thuật

Thư Tín

Bài vở xin gửi về địa chỉ sau đây:
3108 E. Sawyer St.
Long Beach, CA 90805

                                                                  

 

NHẬN XÉT VỀ "THẮNG CẢNH CHÙA THÀY"

        Cám ơn bạn Tuấn đă viết và gởi tặng cho bạn bè một bài mô tả sinh hoạt đặc thù của bạn tại Việt Nam vào ngày 3/2/2013 qua đề tài "Thắng Cảnh Chùa Thày". Nhờ đọc bài viết của bạn Tuấn tôi có cảm giác như bản thân được đi tham quan thắng cảnh này.

        Để đáp ứng và nhất là để cho bạn không cảm thấy bạn đang nói vào khoảng không tôi xin được chia sẻ một vài nhận xét và cảm tưởng của tôi sau khi đọc xong bài viết của bạn.

        Tôi không gởi phản hồi sớm hơn mà chờ cho đến ngày hôm nay v́ lư do dè dặt thường lệ. Tại Việt Nam không khí tuần này vẫn c̣n đầy hương vị Tết mà rất nhiều người vẫn xem là quan trọng. Họ trân trọng khoảng thời gian này và tập trung hầu như toàn bộ thời gian và nỗ lực vào các hoạt động được xem là có tính cách truyền thống của dân tộc trong giai đoạn Xuân sang này. V́ thế cho nên đáp ứng không khéo dễ trật thời gian tính. Ngoài ra, hậu quả có khi dẫn đến hiểu lầm hoặc va chạm.

        Cá nhân tôi, sống tại Hoa Kỳ đă khá lâu, hơn 37 năm, mà lại toàn ở những nơi xa cộng đồng người Việt, trước và sau Tết tôi không ghé xuống vùng Little Saigon tại Orange County, California, thành ra tôi chẳng thấy có sự khác biệt giữa ngày thường và ngày Tết. Đối với tôi, một ngày như mọi ngày. Ngoài ra, tôi lại không có thói quen kiêng cử một cái ǵ, nhất là vào dịp Tết nhất. Và tôi cũng không quan trọng hoá vấn đề. Chính v́ thế tôi không có trở ngại trong việc nhận và đọc e-mail của bạn bè. Thư từ do bạn bè gởi tới tôi đều đọc và đọc rất thoải mái. Thỉnh thoảng, tôi chia sẻ vài nhận xét cá nhân với mục đích đáp ứng, tri ân hoặc góp vui đối với bạn bè. Lần này sau khi đọc xong bài viết của bạn Tuấn, tôi để từ từ mới phản hồi, là v́ tôi ngại không khéo làm hỏng cái không khí Tết thiêng liêng của các bạn tại quê nhà. Xa quê hương lâu tôi không c̣n nắm vững t́nh h́nh bên ấy và không biết so với ngày xưa cái không khí trang trọng vui vẻ của ngày Tết lúc này có khác trước nhiều hay không. Sau gần một tuần, tính từ ngày đầu năm, tôi nghĩ thời gian này có lẽ an toàn vậy th́ tôi cũng có thể sinh hoạt b́nh thường với bạn bè được rồi. Tôi xin góp chút nhận xét về bài viết "Thắng Cảnh Chùa Thày" của bạn Tuấn dưới hai cái nh́n, một, với tư cách của một bạn đọc, và hai, với tư cách của một "Phật tử không chính thức."

        Bạn Tuấn có một trí nhớ rất tốt. Bạn nhớ mồn một những việc mà cô hướng dẫn đă thuyết minh. Tôi tạm gọi cô này là cô "Thuyết minh" qua nghề nói năng của cô ấy v́ chính bạn không biết tên cô ta dù cô ấy có đeo bảng tên. Cô Thuyết minh thuộc nằm ḷng bài bản, mô tả cảnh trí liên hồi và lưu loát, nắm phần chủ động gần như từ đầu đến cuối. Ngoài ra, song song với lời nói, cô lại quan sát bạn Tuấn và phối hợp nhịp nhàng hai khả năng này đến độ sau khi tham quan giáp ṿng, cô Thuyết minh biết bạn từ đâu tới, làm nghề ǵ, tên họ là chi và trong bóp bạn có bao nhiêu tiền và cô lại c̣n tỏ ra rộng răi không lấy lệ phí cho phần thuyết minh dù đă nói nhiều thiếu điều đến khan cả cổ. Trường hợp này giống như ra trận mạc. Đối phương dùng mọi chiến thuật để biết người và gần như nắm phần chủ động không để cho phe ta có thời giờ suy nghĩ và phản công. Cô nàng biết ḿnh muốn cái ǵ và bằng mọi cách đạt cho được mục đích, đánh nhanh đánh mạnh, thu chiến lợi phẩm chớp nhoáng và rút lui. Chúng ta không nghe bạn Tuấn tả chi tiết khuôn mặt, giọng nói và vóc dáng của cô Thuyết minh thành ra người đọc không có một khái niệm về cô này. Từ đó, độc giả cũng không nắm vững lư do tại sao bạn ta lại ở thế bị động từ đầu đến cuối. Nhận tiền hướng dẫn xong mà bạn ta chỉ mới quay đi quay lại không thôi, nhanh như chớp, cô nàng đă biến mất như một...thần linh. Người đọc cảm thấy ṭ ṃ và thích thú theo dơi câu chuyện chẳng qua là nhờ biệt tài diễn tả của bạn Tuấn. Cùng một sự việc nếu được mô tả bởi một người khác, có lẽ độc giả sẽ nhận được những chi tiết và h́nh ảnh khác hơn. Từ điểm này tôi nh́n ra một tài năng của bạn Tuấn. Bấy lâu nay, qua các bài viết của bạn, nhiều người công nhận bạn Tuấn viết hấp dẫn thế nhưng lần này bạn biểu lộ một ưu điểm khác, viết lời đối thoại. Tôi thường hay xem phim dài. Tôi nhận thấy một phim hay bao gồm nhiều yếu tố, nhưng điểm căn bản vẫn là phần truyện phim và đối thoại. Sở dĩ phim không hay là v́ nhà sản xuất không có đủ tiền hay không chịu chi tiền nhiều để mua kịch bản của những tác giả có tài. Những người này thường hiếm. Tôi trộm nghĩ, phải chi các nhà sản xuất hay đạo diễn phim mà được bạn Tuấn, người có thực tài, hợp tác th́ cả ba - nhà sản xuất, bạn ta và khán giả (trong đó có tôi) - đều hưởng được lợi lạc, và tài năng của bạn ta không bị uổng phí. Trong chỗ tôi làm việc trước đây thỉnh thoảng tôi có gặp một người Mỹ khách hàng. Tôi được đồng nghiệp kể cho nghe về nhân vật này. Ông ta là người chuyên viết truyện phim cho các phim dài hàng tuần chiếu trên truyền h́nh vào buổi tối. Và tác giả hiện nay là một nhà triệu phú. Ông ăn mặc rất giản dị, áo thun và quần jean quanh năm, một người có tài nhưng rất khiêm nhường. Tôi nghĩ, nếu đủ nhân duyên, bạn tôi không khác ông Mỹ này đâu.

        Có một điểm nữa tôi muốn ghi nhận ở đây là, xuyên suốt bài viết "Thắng Cảnh Chùa Thày" bạn Tuấn đă không để cho cảm xúc cá nhân xen vào. Thêm vào đó, dù là viết về một phong tục ít nhiều liên hệ đến tôn giáo dân gian, bạn đă không lôi chính trị và tôn giáo vào cuộc và từ đó thêm vào lời bàn cá nhân như một số tác giả khác thường làm. Người khác nghĩ như thế nào th́ tôi không biết, nhưng theo tôi, nếu làm như thế, bài viết sẽ giảm giá trị rất nhiều và v́ thế không c̣n tính khách quan nữa. Tôi nhớ có một tác giả viết bài căn cứ theo tài liệu, đến phần cuối, ông ấy viết tḥng một câu, áng chừng như để nhắc độc giả là ông ấy không có quên phần kết luận, rằng bài này không có đoạn kết, phần này để mỗi người tự kết luận lấy sau khi đọc xong bài viết. Tôi thấy như thế bài viết tuy thiếu sót nhưng xem ra lại hay, để tùy nhân tâm mỗi người nhận định.

        Bạn Tuấn mô tả sinh hoạt của bạn ngày Chủ Nhật, đặc biệt là khoảng thời gian trước khi bạn rời nhà và sau khi thăm thú chùa chiền xong, và đang định tiếp tục lên non cao viếng ngôi chùa trên đỉnh núi, rất trung thực. Bạn tả chân đến độ khi đọc đoạn này những người nào bị yếu bụng hay không quen với cái sự thiếu vệ sinh bị một phen mất tinh thần như chơi! Những việc này xảy ra vào cuối năm kể như đă thuộc về năm cũ, như thế trong năm mới, thiết nghĩ bạn Tuấn sẽ gặp những điều tốt đẹp hơn.

        Dù sao chúng ta cũng phải công nhận hai người phụ nữ, cô hướng dẫn viên và cô bán đồ cúng, đă giúp bạn Tuấn hoàn thành mỹ măn chuyến thăm chùa vào dịp cuối năm. Hai người ấy đă cung cấp phương tiện, và trực tiếp khấn vái dùm cho bạn như thế là kể như họ có ḷng tốt. Dĩ nhiên, để đền bù cho công lao của họ, bạn chi tiền như thế là hợp lư. Tiền bạc cần phải luân lưu giúp cho người khác có việc làm và kinh tế phát triển. Ngày hôm ấy, bạn đă góp phần đem lại hạnh phúc cho người khác và gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế. Ở trên đời, hoạt động nào cũng chịu ít nhiều tốn kém, và sinh hoạt cuối tuần ấy của bạn cũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy. Bạn càng tỏ ra khiêm nhường chừng nào người khác lại càng tôn trọng ḿnh chừng ấy. Chẳng thế mà bạn chỉ tự xem ḿnh là "Chú" mà người chung quanh lại gọi bạn bằng "Bác" đấy thôi.

        Gơ máy đến đây tôi lại nhớ ra một câu chuyện. Khoảng hai tháng trước, tờ nhật báo trong vùng tôi cư ngụ có đăng tin một phụ nữ gốc Đại Hàn hành nghề bán nhà có nghĩ ra một sáng kiến có tính cách lợi tha và thiết thực. Ngôi trường con bà theo học bị thiếu ngân khoản thành ra rất cần sự trợ giúp tài chánh. Tự nhiên một người nào bỏ ra một số tiền lớn để giúp trường là việc hiếm hoi. Bà địa ốc mới liên lạc với nhà trường, nhờ ban giám đốc phổ biến cho các bậc phu huynh biết là người nào bán nhà qua bà; bà làm đại diện mua bán, bà sẽ t́nh nguyện nộp cho trường một tỉ lệ số tiền "commission". Với thời giá hiện nay, một căn nhà bán với giá trên một nửa triệu là chuyện b́nh thường. Nghe được tin này, một phụ huynh đang có con học tại trường này và muốn con cái tiếp tục học tại đây, đă nhờ bà Đại Hàn bán dùm căn nhà đang ở để dọn về gần trường hơn tiện việc đi học cho con cái. Kết quả, cả ba phía; trường học, cha mẹ học sinh và bà địa ốc đều đạt được mục đích. Sở dĩ, việc xong là do bà Đại Hàn chịu thu lệ phí ít đi. Trước mắt, trông có vẻ thiệt tḥi nhưng trong ḷng lại hân hoan, cùng một lúc vừa theo đuổi nghề nghiệp và lại vừa giúp ích cho xă hội, và về đường dài bà Đại Hàn ấy sẽ nhận được phước báu. Chung qui là do bớt tham mà được thôi.

        Bây giờ tôi xin bàn tiếp dựa theo cái nh́n của một "Phật tử không chính thức".

        Có một lần tôi được dịp nói chuyện với một bà cô bên vợ. Bà nay đă là Sư Cô. Sư Cô hỏi tôi đă quy y Tam Bảo hay chưa, tôi trả lời là chưa. Sư Cô hỏi tiếp lư do tại sao chưa quy y, tôi trả lời Sư Cô là tôi chưa đủ điều kiện, tự xét không thể giữ đúng giới luật của một Phật tử cho nên tôi chưa thực hiện.

        Vào một lần khác, Hoà Thượng trụ tŕ ngôi chùa gần nhà tôi đă hỏi tôi có pháp danh chưa, tôi trả lời là chưa. Không quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) th́ không thể có pháp danh và v́ thế không thể là Phật tử được.

        Thế nhưng theo tôi hiểu, đôi khi tôi có đọc sách giáo lư của nhà Phật, nghe và xem các băng giảng của chư tăng ni và tôi cố gắng thực hành những điều thu thập được th́ như thế, về thực chất, tôi kể như là một Phật tử rồi vậy.

        Theo tôi thấy, bài viết "Thắng Cảnh Chùa Thày" của bạn không khác ǵ một bài pháp. Giống như thế, vài năm trước tôi có dịp xem qua một phim Đại Hàn có tên là "Nước Mắt Đại Trường Kim". Mặc dù nhà làm phim này không minh thị là họ dùng phim để giảng giáo lư nhà Phật nhưng sau khi xem phim xong tôi nhận thấy việc họ làm chẳng khác ǵ giảng pháp. Không nói pháp mà thực ra lại nói pháp như thế mới là tuyệt vời. Trong phim ấy nhà sản xuất bàn về khổ, vô thường, vô ngă, lư duyên khởi, lư nhân quả v.v...Đối với những khán giả nào coi phim này như một phương tiện giải trí b́nh thường cũng được luôn. Thật là trong đời có đạo và trong đạo có đời, thiếu một th́ cái c̣n lại không thể tồn tại được.

        Mở đầu bài viết, bạn Tuấn cho người đọc thấy cái khổ; mệt lả do bụng dạ hay thức ăn. Cái khổ với cái "Tôi" là hai thực thể riêng biệt. Cái khổ kéo dài v́ con người lầm lẫn đồng hoá nó với cái "Tôi". Mà tôi là ǵ có lẽ không ai biết rơ. Chính tự thân cái "Tôi" này cũng là do duyên hợp mà ra, hết duyên th́ "Tôi" cũng ră. Nói cho cùng chính cái khổ cũng có tính cách vô thường, đến một lúc rồi cũng biến mất thôi. Bằng chứng là bạn đă hết mệt và bắt đầu một chuyến thăm cảnh chùa cuối năm đấy. Sự việc này khiến tôi nhớ lại câu nói của tác giả James Baraz: "Sự tĩnh thức giản dị chỉ là nhận biết được cái ǵ đang xảy ra ngay lúc này mà không mong muốn rằng nó xảy ra khác đi; thưởng thức sự vui vẻ mà không níu giữ lại khi nó thay đổi (mà nó sẽ thay đổi); ở trong t́nh trạng không an vui mà không sợ rằng nó sẽ vẫn luôn măi như thế (mà nó sẽ không măi như thế)." (Mindfulness is simply being aware of what is happening right now without wishing it were different; enjoying the pleasant without holding on when it changes (which it will); being with unpleasant without fearing it will always be this way (which it won't).)

        Rồi chẳng phải t́nh cờ hay tự nhiên mà bạn gặp được cô hướng dẫn 40 tuổi đâu. Tất cả chỉ là nhân duyên mà thôi.

        Nghe bạn kể, bạn nh́n thấy tượng Đức Phật Thích Ca, hai tôn giả Đại Ca Diếp và A Nan. Ngoài ra bạn lại c̣n được giới thiệu về Quan Thế Âm Bồ Tát và Phật Di Lặc nữa. Nghe qua người đọc hiểu liền là bạn giới thiệu Phật Giáo Đại Thừa. Theo sách vở tôi đọc được, Phật Giáo Đại Thừa chủ trương độ tha, giúp đỡ chúng sinh phương tiện để vượt qua bờ mê đến được bến giác. Hai ngài Đại Ca Diếp và A Nan là hai trong số 10 đại đệ tử của Đức Phật. Hai vị này đă lần lượt kế thừa vị trí của Đức Phật trong sứ mạng hoằng dương đạo pháp sau khi Đức Phật nhập diệt. Lúc Đức Phật c̣n tại thế, ngài có hai tôn giả phụ giúp, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Nhiều người biết về ngài Mục Kiền Liên, đặc biệt là vào mùa Lễ Vu Lan, qua vai tṛ của một người con hiếu thảo. Ngài Xá Lợi Phất được xếp vào hàng thượng thủ có trí tuệ siêu việt nhất. Ngài Mục Kiền Liên là vị thượng thủ có thần thông quảng đại nhất. Hai ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên mất trước Đức Phật. Ngài Đại Ca Diếp là vị trưởng lăo có 32 tướng tốt, tu khổ hạnh mẫu mực nhất, có khả năng duy tŕ giới luật cần thiết cho tăng đoàn cho nên đă kế thừa Đức Phật. Ngài A Nan là thượng thủ nghe nhiều nhớ kỹ nhất, là thị giả của Đức Phật, thường xuyên có mặt bên cạnh Đức Phật, có cơ hội nghe giảng nhiều. Ngài là người kế thừa sau tôn giả Đại Ca Diếp. Trong chùa Phật giáo Tiểu Thừa thường th́ người ta chỉ thấy h́nh tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một Đức Phật lịch sử có thật và được xem là Giáo Chủ của đạo Phật. Trong các chùa Phật Giáo Đại Thừa, Phật tử nh́n thấy h́nh tượng của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đại Thừa có thể được hiểu dưới nghĩa Bồ Tát đạo. Tu là để giác ngộ, giải thoát bản thân và làm lợi lạc chúng sinh mà Đức Quan Thế Âm là tiêu biểu. Chẳng thế mà khi gặp hoạn nạn, người Phật tử thường khẩn cầu Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn và v́ sự quan trọng ấy quyển Nghi Thức Tụng Niệm mà các Phật tử dùng cho việc tụng và niệm tại các chùa có bao gồm phẩm Phổ Môn là phẩm Quan Thế Âm Bồ Tát, một phần của Kinh Pháp Hoa, nói về công hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm, qua cơi Ta bà này để cứu độ chúng sinh. Trong lục độ ba la mật (bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn,thiền định, trí huệ), bố thí đứng đầu. Bố thí gồm có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Vô úy thí là sự giúp cho hết sợ. Đó là một phần công việc của Quán Thế Âm Bồ Tát đối với chúng sinh. Từ ngữ "bố thí" dễ gây hiểu lầm, để hiểu chi tiết người đọc có thể vào Google, đánh hàng chữ Bố Thí Ba La Mật và t́m đọc bài viết của Tỳ Kheo Thích Trí Siêu, một nhà sư trẻ có lối viết lôi cuốn, mạch lạc, rơ ràng và dễ hiểu.

        Bạn bè c̣n được nghe giải thích về thuyết nhân quả nữa. Nghe xong có lẽ từ nay người đọc không dám ăn gị chả nữa cũng nên.

        Sau khi bạn Tuấn lần lượt thực hiện xong các thủ tục cúng vái tại ba ngôi Chùa Thày xong th́ bạn tưởng là thơ thới hân hoan trả tiền chi phí nhang đèn bánh trái....nhưng thật là bất ngờ, bạn và người đọc đều cảm thấy rất đỗi ngạc nhiên về tốn phí. May thay, bạn vẫn thanh thỏa được mọi thứ và chuyến đi thăm chùa cuối năm của bạn xem như hoàn tất.

        Tưởng là trước khi về, với đam mê leo núi cố hữu bạn sẽ c̣n đi lên đỉnh. Thế nhưng mới chỉ nh́n quanh, bạn lại thấy "khổ" nữa. Hôm trước khi đi chùa bạn "khổ" v́ cái bụng. Lúc này bạn khổ v́ phải chứng kiến một sự không toại ư khác. Xem thế, chẳng có cái khổ nào giống cái khổ nào.

        Một lần nữa, tôi thành thật cám ơn bạn Tuấn đă cung cấp cho người đọc một bài phóng sự mô tả chuyến đi đặc biệt của bạn ngày 3/2/13 vừa qua. Ngoài ra, bạn c̣n giúp cho Phật tử một bài pháp vui, nhẹ nhàng, khách quan, giúp cho mọi người có thêm một bài học và một kinh nghiệm sống rất thực tiễn.

        Vào thời gian không khí Tết vẫn c̣n bao trùm không gian như hiện nay tôi không quên Chúc bạn Tuấn và tất cả các bạn xa gần của tôi cũng như thân quyến Một Năm Quư Tỵ Khỏe Mạnh và Hạnh Phúc.

        "Cuộc đời ngắn ngủi lắm, thế nên hăy biến nó thành một môn thể thao để dẹp đi nỗi sợ hăi và có được một năm tốt đẹp." (Life is short, so make it a sport to get rid of fear and have a great year. - Soren Lauritzen)

        "Hạnh phúc không phải là có những ǵ bạn muốn, mà là muốn những ǵ bạn có" (Happiness is not having what you want, but wanting what you have.- Rabbi Hyman Judah Schachtel)

        Nguyễn Văn Huy
              15-2-2013


Thắng cảnh chùa Thày

        Thân gửi các bạn bài viết về cuộc sống của tôi ở VN. (Trần Đ́nh Tuấn)

        Sau mấy hôm mệt lả v́ tiêu chảy, sáng Chủ nhật 3 tháng 2 thức dậy thấy đă hơi khỏe khỏe, chú Tuấn bèn mở bản đồ t́m chỗ đi chơi. 10g30 chú xuống nhà xe lôi chiếc gắn máy ra phóng đi chùa Thày.

        Gần cổng chùa là chỗ gửi xe máy và bán vàng hương, dọc theo bờ một cái ao lớn. Một cổng tam quan cổ kính nổi lên giữa ao, đây là nét đặc thù của chùa Thày, cũng là nơi trụ tŕ của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ông tổ của nghề múa rối nước Việt Nam, cổng tam quan này là nơi diễn múa rối nước trong những dịp lễ hội. Ở các nơi khác gửi xe máy 3000-5000, nơi đây 10 ngh́n, “Mua hương này bác ơi” “Bao nhiêu tiền?” “20 ngh́n 3 gói” “Được rồi tôi lấy một gói thôi”.

        Chú Tuấn cầm thẻ hương vừa đi mấy bước chưa biết lối nào vào chùa đă có một cậu thanh niên bước lại “Mời bác vào đền Tŕnh trước, vào đây thắp hương thôi các chỗ khác bác không phải thắp” Chú Tuấn theo cậu thanh niên bước vào sân ngôi chùa cổ, cũ kỹ. “Đây là bản đồ khu quần thể chùa Thày, bác mua một mâm lễ thắp hương rồi đi tham quan các nơi” Ngay cạnh đấy là sạp bán đồ lễ gồm những đồ mă linh tinh. Cô bán hàng xếp vài món linh tinh ấy lên một cái mâm nhôm: “Bốn mươi ngh́n, bác vào thắp hương dâng lễ đi” cô vừa nói vừa xé gói nhang của chú Tuấn ra “Thôi tôi đốt một nén thôi”. Đốt nhang lễ đền Tŕnh xong chú Tuấn theo hướng cậu thanh niên chỉ đi về phía một người đàn ông trung niên ngồi co hai chân trên chiếc ghế gỗ: “Bác ra kia mua vé” “Bao nhiêu tiền?” “Mười ngh́n”.

        Chú Tuấn vừa bước chân vào sân chùa đâ có một cô xấp xỉ tuổi ngoài bốn mươi theo bén gót: “Mời bác vào đây tham quan, đây là chùa Thầy, ngôi chùa cổ gần một ngh́n năm từ đời nhà Lư”, cô có đeo một cái bảng tên ở cạp quần nhưng cô không tự giới thiệu tên tuổi mà liên tục thuyết minh rất rành rọt: đây là chùa Thượng, mời bác vào đây xem đại hùng bảo điện có ba tầng bàn thờ, tầng trên cùng là thờ đức Phật Thích Ca, tầng giữa là thờ các đệ tử của đức Phật, ngài A Nan Đà, c̣n đây là ngài Ca Diếp… Đây là đức Phật Quan Thế Âm, c̣n đây là đức Phật Di Lặc là đức Phật vị lai bác ở đâu đến đây? “Tôi ở trong thành phố ra đây công tác”. “Mời bác ra phía này, đây là phiến đá thiền sư Từ Đạo Hạnh trấn long mạch chỗ này không ai được phép di dời dù chỉ một ly. Hai bên bàn thờ là hai cái cột bằng gỗ Ngọc Am, hai cái cột này đă đứng được từ khi dựng chùa gần một ngh́n năm nay, theo các nhà khoa học, nó sẽ c̣n đứng vững được khoảng từ 1 đến 2 ngh́n năm nữa bác ra đây công tác ngành nào?” “Tôi dạy học. ”Bác dạy trường nào?” “Tôi dạy ở đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn” “Đây là chùa Trung, đây là tượng sư Thầy Từ đạo Hạnh, phía sau trên cao là tượng đức Phật Thích Ca, bác đứng vào đây, (khấn rơ to) kính lạy chư Phật mười phương, kính lạy chư Bồ tát, kính lạy Sư Thày, hôm nay ngày lành tháng tốt có khách quư là bác tên ǵ?” “Tôi tên Tuấn, Trần Đ́nh Tuấn” “bác Trần Đ́nh Tuấn được duyên lành đến văng cảnh chùa cúng Phật, kính xin chư Phật mười phương, kính xin chư Thiên, kính xin chư thần, kính xin chư Bồ Tát A la hán, kính xin đức Thầy thiền sư Từ Đạo Hạnh phù hộ cho bác Trần Đ́nh Tuấn được công thành danh toại, được sức khỏe an khang bác vái ba vái, mời bác bước xuống chùa Hạ…”

        Sau khi làm công tác thuyết minh hết sức lưu loát từ chùa Thượng đến chùa Trung, chùa Hạ (ba chùa kế tiếp nhau, thật ra là ba gian nhà dựng trên sườn quả núi nhỏ, tức là núi Sài Sơn, c̣n gọi là núi Thầy, căn trên cùng là chùa Thượng, căn giữa là chùa Trung, căn dưới là chùa Hạ), cô hướng dẫn viên đưa bác Tuấn qua tượng ông Thiện và ông Ác thật to. “Mời bác Tuấn ra đây, đây là bức tranh 10 cảnh địa ngục được khắc trạm để răn đời, bác xem những người buôn gian bán dối khi chết đi sẽ bị quỷ sứ cắt lưỡi bẻ răng, c̣n đây là những người bất hiếu chửi cha mắng mẹ đang bị quỷ sứ bỏ vào cối giă như giă gị…” Ghê gớm thật, ai xem bức tranh thập điện địa ngục này cũng phải sợ, không dám làm điều ǵ ác đức.

        Sau cùng cô hướng dẫn viên dẫn chú Tuấn đến một gian thờ nhỏ phía sau chùa Hạ, bên trong có bày ba bàn thờ cũ kỹ có các tượng thần. Bên ngoài hành lang là một cô bán hàng, cô này lấy một cái mâm nhôm bày lên vài món lễ vật linh tinh. Cô hướng dẫn viên: “Bác thỉnh những món này dâng lên bàn thờ rồi đem về treo ở nhà sẽ rất tốt bác ạ” “Được rồi cho tôi biết bao nhiêu tiền?” “Bác cứ đem mâm vào đây đă để cháu thắp hương” “Cô thắp một nén thôi đừng thắp nhiều khói lắm” “Cháu thắp ba nén thôi” Thế là cô hướng dẫn viên đốt ba nén nhang đưa cho bác Tuấn, rồi lại chắp tay khấn rơ to “Kính lạy chư thần mười phương, kính lạy chư thánh tám hướng, kính lạy vong linh các thiền sư, hôm nay ngày lành tháng tốt, bác Trần Đ́nh Tuấn có duyên lành được ghé thăm linh tự chùa Thày, bác Trần Đ́nh Tuấn có ḷng thành kính dâng chư thần mười phương, kính dâng chư thánh tám hướng, kính dâng chư tăng mâm lễ vật này, xin chư thần, chư thánh, chư tăng chứng nhận cho ḷng thành của bác Trần Đ́nh Tuấn và phù hộ độ tŕ cho bác Trần Đ́nh Tuấn được công thành danh toại, sức khỏe dồi dào bác vái ba vái”.

        Bác Trần Đ́nh Tuấn vái ba vái, cắm nhang vào bát nhang trên bàn thờ xong quay ra hỏi cô bán đồ lễ: “Hết bao nhiêu tiền cô cho tôi gửi” “Một triệu.” “Bao nhiêu?” “Một triệu ạ.” “Không biết tôi có đủ tiền không?” Bác Tuấn mở bóp, sáu con mắt cùng soi vào cái bóp nhỏ xíu. “Có đây này bác” Theo sự hướng dẫn tận t́nh của cô hướng dẫn viên, bác Trần Đ́nh Tuấn moi ra được vừa đúng 5 tờ giấy 200 ngh́n. Cô hướng dẫn vui vẻ “Đáng lẽ c̣n công thuyết minh 100 ngh́n nữa bác ạ, mời bác đi lối này thăm cảnh quan c̣n lại”. Thế là bác Trần Đ́nh Tuấn vừa quay đi, quay lại một cái cô hướng dẫn viên và cô bán đồ cúng đă biến mất y như hai vị thần linh.

        Chú Tuấn lần theo những bậc đá phía sau chùa định đi lên thăm ngôi chùa Cao trên đỉnh núi, leo được vài chục bậc đă thấy một bà bán vàng hương và một chú thanh niên chắc là hướng dẫn viên du lịch chờ sẵn. Đường lên đỉnh núi bẩn thỉu, rác và phân người thối hoắc ngay giữa đường, chú Tuấn thích đi bộ leo dốc nhưng đành quyết định quay xuống đi về.

        Đấy là thắng cảnh chùa Thầy, một trong những cổ tích văn hóa vô giá của thủ đô Hà Nội.

        Chú Tuấn

 

Copyright @ 2005 quocgiahanhchanh.com
Webmaster@tranbachthu